tailieunhanh - Thành phần loài và mật độ của giun đất theo cảnh quan ở miền Bắc Việt Nam

Bài viết này đưa ra các kết quả về thành phần loài và mật độ giun đất và các nhận xét về sự đa dạng, sự tương đồng về thành phần loài; sự phân bố và mật độ của các loài giun đất giữa các cảnh quan của khu vực chưa có các nghiên cứu về giun đất. | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 295-300 ThànhDOI: phần loài và mật độ của giun đất THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ CỦA GIUN ĐẤT THEO CÁC CẢNH QUAN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Trần Thị Thanh Bình1, Nguyễn Thị Hà2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, binhttt@ Trường Trung học phổ thông An Phúc, Hải Hậu, Nam Định 1 2 TÓM TẮT: Nghiên cứu thành phần loài và mật độ giun đất được tiến hành ở bốn cảnh quan khác nhau gồm vùng đồi (Lục Ngạn, Bắc Giang), vùng đồng bằng cao (Yên Dũng, Bắc Giang), vùng đồng bằng thấp (Tiên Du, Bắc Ninh và Quỳnh Phụ, Thái Bình) và đồng bằng ven biển (Hải Hậu, Nam Định). Tại mỗi cảnh quan nghiên cứu, mẫu giun đất được thu hai đợt vào tháng 7 và tháng 12. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 50 loài giun đất, trong đó vùng đồi đa dạng nhất với 33 loài, 8 giống, 6 họ, vùng đồng bằng cao với 24 loài, 4 giống, 4 họ, vùng đồng bằng thấp (Tiên Du và Quỳnh Phụ) đều ghi nhận được 14 loài. Tuy nhiên, ở Tiên du có 3 họ, 3 giống ít hơn so với Quỳnh Phụ có 4 họ, 4 giống, còn vùng đồng bằng ven biển có sự đa dạng thấp nhất với 11 loài, 1 họ, 1 giống. Như vậy, thành phần loài và sự đa dạng của giun đất giảm dần từ vùng đồi đến vùng đồng bằng cao, vùng đồng bằng thấp và đồng bằng ven biển. Độ tương đồng về thành phần loài của vùng đồi Lục Ngạn với các cảnh quan khác giảm tương ứng như sau: với vùng đồng bằng cao 42,11%, với vùng đồng bằng thấp 34,04% và thấp nhất với đồng bằng ven biển 22,73%. Có tới 50% số loài có mật độ cá thể thấp hơn 0,3 con/m2. Mật độ của giun đất cao nhất ở vùng đồng bằng, thấp hơn ở vùng đồi và thấp nhất ở vùng đồng bằng ven biển. Từ khóa: Cảnh quan, giun đất, mật độ, sự tương đồng, thành phần loài. MỞ ĐẦU VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giun đất có vai trò quan trọng quyết định tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Giun đất còn là sinh vật chỉ thị cho mức độ thay đổi, nguồn gốc của một vùng đất, tính chất đất cũng như mức độ ô nhiễm của đất. Nghiên cứu thành phần loài, mật độ và phân bố của giun đất ở những

TỪ KHÓA LIÊN QUAN