tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Thi Hương thời Nguyễn (qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam)

Luận án "Thi Hương thời Nguyễn (qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam)" góp phần tìm hiểu cơ chế, tâm thức của người Việt trong "guồng máy" học tập, thi cử vốn đã tồn tại trước đó hàng trăm năm; ngoài ra, góp phần làm rõ diện mạo bức tranh giáo dục khoa cử của các nước chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Hán học của Trung Hoa. . | Nhìn chung, về cơ bản khoa cử Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với khoa cử Trung Hoa từ nội dung thi cử, quy thức xây dựng trường thi, các quy định, điều lệ liên quan đến sĩ tử, quan trường cho đến việc bổ nhiệm người thi đỗ ra làm quan. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tiếp xúc và giao lưu văn hóa, trong quá trình tiếp thu mô hình giáo dục Trung Hoa, nhà Nguyễn đã có những điều chỉnh, thay đổi hay nói cách khác là tạo ra nét riêng cho giáo dục khoa cử Việt Nam trên cơ sở những tương đồng với giáo dục Trung Hoa. Ở khía cạnh thi Hương, do điều kiện vật chất kinh tế xã hội có hạn, trường thi Hương của Việt Nam có quy mô nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn trường thi Hương Trung Quốc. Nội dung thi Hương của Việt Nam thời Nguyễn khác với Trung Quốc về số lượng các kỳ thi. Nếu Trung Quốc duy trì ổn định định lệ 3 năm tổ chức 1 kỳ thi từ thời Minh đến Thanh, nhà Nguyễn có sự điều chỉnh số lượng các kỳ thi trong thi Hương tùy theo từng giai đoạn, khi 3 kỳ khi 4 kỳ, sao cho đáp ứng hiệu quả yêu cầu tuyển lựa nhân sự. Không chỉ khác biệt trong số lượng các kỳ thi trong thi Hương, việc đặt danh hiệu cho người thi đỗ và bổ nhiệm người đỗ đạt của nhà Nguyễn cũng có những nét riêng phù hợp với một quốc gia có những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN