tailieunhanh - Xác lập công thức ước lượng kích thước gần xa răng nanh và răng cối nhỏ ở người Việt dùng trong dự đoán khoảng
Một lĩnh vực quan trọng trong dự đoán khoảng ở bộ răng hỗn hợp là ước lượng kích thước răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc. Phương trình hồi quy của Tanaka và Johnson (1974) dùng để dự đoán kích thước gần xa răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc được sử dụng hiện nay trong chỉnh hình. Mục tiêu nghiên cứu này là thiết lập phương trình hồi quy để tiên đoán kích thước răng nanh và răng cối nhỏ ở người Việt và so sánh giá trị tiên đoán với các công thức trước đây như là công thức của Bachmann, Gross-Hasund và Trankmann. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC XÁC LẬP CÔNG THỨC ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC GẦN XA RĂNG NANH VÀ RĂNG CỐI NHỎ Ở NGƯỜI VIỆT DÙNG TRONG DỰ ĐOÁN KHOẢNG Văn Thị Thùy Trang1, Huỳnh Kim Khang 1 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Một lĩnh vực quan trọng trong dự đoán khoảng ở bộ răng hỗn hợp là ước lượng kích thước răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc. Phương trình hồi quy của Tanaka và Johnson (1974) dùng để dự đoán kích thước gần xa răng nanh và răng cối nhỏ chưa mọc được sử dụng hiện nay trong chỉnh hình. Mục tiêu nghiên cứu này là thiết lập phương trình hồi quy để tiên đoán kích thước răng nanh và răng cối nhỏ ở người Việt và so sánh giá trị tiên đoán với các công thức trước đây như là công thức của Bachmann, Gross-Hasund và Trankmann. 100 mẫu hàm (55 nam và 45 nữ) của trẻ từ 14 đến 18 tuổi. Đo kích thước gần xa các răng cửa hàm dưới, răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên, hàm dưới. Hai dạng phương trình hồi quy được thiết lập có dạng Y = 0,5X + c (Tanaka ) and Y = aX + b. Độ chính xác của giá trị dự đoán kích thước gần xa răng nanh, răng cối nhỏ được tính toán với các phương trình được đề xuất và phương trình thu được bởi các công thức khác được kiểm định trên 20 mẫu hàm thạch cao, sử dụng test t. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa giá trị thật và giá trị tiên đoán được tính toán theo phương trình của chúng tôi. Các công thức khác cho thấy giá trị tiên đoán thấp hơn giá trị được mong đợi của Gross và Hasund đối với răng hàm dưới ở nữ. Phương trình được đề xuất có thể áp dụng trong phân tích khoảng ở người Việt. Từ khóa: ước lượng kích thước, dự đoán khoảng, phương trình hồi quy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân tích khoảng trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp là phương pháp xác định kích thước cung răng (khoảng trống hiện có) và so sánh kích thước này với tổng kích thước theo chiều gần xa của các răng vĩnh viễn (khoảng trống cần có) nhằm mục đích dự đoán có đủ khoảng hay không và tiên lượng mức độ chen chúc hoặc thưa của cung răng vĩnh viễn [1]. Phân tích .
đang nạp các trang xem trước