tailieunhanh - Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa
Bài báo này dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả và kết quả điều tra bổ sung trong năm 2013 và 2014 nhằm cung cấp các thông tin về tính đa dạng thành phần loài và xu hướng đánh bắt ở vùng biển ven bờ Khánh Hòa. | CHI 37(1): 10-19 Thành phần loài và kích thước TAP một số loàiSINH thuộcHOC họ cá2015, Mú (Serranidae) DOI: ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KÍCH THƯỚC KHAI THÁC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ MÚ (SERRANIDAE) VÙNG BIỂN VEN BỜ KHÁNH HÒA Võ Văn Quang*, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *quanghdh@ TÓM TẮT: Thành phần loài thuộc họ cá Mú (Serranidae) ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa khá đa dạng, có 11 giống với 36 loài, chiếm 72% thành phần loài thuộc họ cá mú ở vùng rạn san hô Việt Nam (50 loài) và bằng 50% số loài ở vùng biển Việt Nam (72 loài), bằng 29% số lượng loài thuộc họ cá Mú ở Biển Đông (126 loài). Trong đó, giống cá song Epinephelus có số lượng loài nhiều nhất, với 18 loài. Vùng biển vịnh Nha Trang có số lượng loài cá mú tới 28 loài; vịnh Vân Phong, Bến Gỏi có 17 loài; đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang có 8 loài; vùng vịnh Cam Ranh, Đầm Thủy Triều có 5 loài. Cá mú ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa đa dạng hơn các khu vực phía Bắc như Quảng Ninh, ven bờ Bắc Trung Bộ; đồng thời cũng có số lượng loài nhiều hơn ở vùng rạn san hô quần đảo Trường Sa. Thành phần loài cá mú ở vùng biển ven bờ Khánh Hòa có mức tương đồng cao với vùng rạn san hô ven bờ Nam Trung Bộ, rạn san hô quần đảo Trường Sa, rạn san hô Việt Nam; có mức tương đồng thấp hơn các khu vực ở phía Bắc như Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ, Hồng Kông và Đài Loan. Các loài thường xuyên bắt gặp ở Nha Trang là loài cá mú sọc ngang đen, Epinephelus fasciatus chiếm 36%; cá mú kẻ mờ, Cephalopholis boenak: 25% và loài cá mú chấm tổ ong, Epinephelus merra: 22%. Chiều dài khai thác các loài cá mú nhìn chung đều tập trung ở nhóm loài có kích thước nhỏ, một số loài có kích thước lớn cũng bị đánh bắt khi chưa đạt tới kích thước chưa thành thục sinh dục như cá song gio (Epinephelus awoara), cá mú chấm nửa đuôi đen (Epinephelus bleekeri), cá mú chấm bé (Plectropomus leopardus). Từ khóa: Cá mú, chiều dài .
đang nạp các trang xem trước