tailieunhanh - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn rừng (Sus scrofa) Tây Nguyên
Bài viết tập trung mô tả và đánh giá các đặc điểm hình thái của lợn rừng (Sus scrofa) ở khu vực Tây Nguyên. Lợn có dáng thon, mông và bụng gọn, đuôi dài, khi trưởng thành con đực có thể cao khoảng 65 - 70 cm, đầu nhỏ, mõm dài, chân nhỏ và rất nhanh nhẹn. | Lợn có dáng thon, mông và bụng gọn, đuôi dài, khi trưởng thành con đực có thể cao khoảng 65 - 70 cm, đầu nhỏ, mõm dài, chân nhỏ và rất nhanh nhẹn. Trọng lượng con đực trưởng thành có thể lên đến trên 80 - 100 kg. Lợn rừng Tây Nguyên trong tự nhiên thường sống thành bầy đàn ở các vùng ẩm ướt hoặc gần đầm lầy trong rừng sâu, với số lượng trung bình từ 5 đến 20 con, cũng có lúc số lượng lên đến 50, 80, hay 150 con. Trong đàn có cả con già, con non, con đực và con cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn đực thường chậm thành thục hơn so với các giống lợn nội đang nuôi tại địa bàn Tây Nguyên. Lợn đực thường 7-8 tháng tuổi mới thành thục về tính và 8-10 tháng tuổi mới thành thục sinh dục và có khả năng giao phối để sinh con. Mùa động dục của lợn rừng cái thuần Tây Nguyên thường khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 của năm, tập trung nhiều nhất vào đầu mùa khô. Mùa động dục của lợn rừng khu vực rừng Tây Nguyên thường là mùa khô và chúng bắt đầu sinh sản vào đầu mùa mưa. Do đó, lợn rừng con chỉ có thể quan sát thấy trong tự nhiên từ đầu mùa mưa. Mức độ tìm được lợn rừng con thuần trong tự nhiên cao nhất là khoảng tháng 8 đến tháng 10 của năm, sau đó giảm dần và có thể hết hẳn khi mùa mưa kết thúc.
đang nạp các trang xem trước