tailieunhanh - Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp

Bài viết góp phần làm rõ thêm những cơ sở hình thành tư tưởng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp của Hồ Chí Minh, về mặt lý luận, tư tưởng của Người là sự vận dụng sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn mô hình hợp tác xã ở Nga và Trung Quốc, và dựa trên cơ sở thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(182)-2013 1 TRIEÁT HOÏC - CHÍNH TRÒ HOÏC - LUAÄT HOÏC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THẠC DŨNG TÓM TẮT Bài viết góp phần làm rõ thêm những cơ sở hình thành tư tưởng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp của Hồ Chí Minh. Về mặt lý luận, tư tưởng của Người là sự vận dụng sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn mô hình hợp tác xã ở Nga và Trung Quốc, và dựa trên cơ sở thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam. Có thể nói tư tưởng về hợp tác xã nông nghiệp của Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ yêu cầu thực tiễn giải phóng dân tộc, giải phóng con người, là sự tiếp thu có tính chủ động và sáng tạo truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa phương Đông. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP . Tư tưởng C. Mác và Ph. Ăngghen về hợp tác lao động và hợp tác xã Nguyễn Thạc Dũng. Thạc sĩ. Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Khi nghiên cứu lịch sử hợp tác trong lao động, C. Mác và Ăngghen không chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của nền văn minh loài người mà còn tiến tới phân biệt với thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ mà sự hợp tác ngay từ đầu đã giả định phải có người lao động làm thuê tự do, bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Các ông đặc biệt chú ý nghiên cứu sự hợp tác ở những nơi có nền sản xuất nhỏ, vai trò của hợp tác trong việc cải tạo kinh tế tiểu nông. C. Mác và Ăngghen lần đầu tiên đưa ra luận điểm về ưu thế của hợp tác lao động. Theo các ông, hợp tác lao động dưới hình thức một tổ chức không những nâng cao sản xuất cá nhân mà còn sáng tạo ra một thứ sức sản xuất mới, đó là sức sản xuất tập thể. Nhưng không phải cứ tập trung đông người là mặc nhiên tạo ra sức sản xuất tập thể. C. Mác khẳng định rằng, ưu thế đó chỉ được phát huy khi đảm bảo những điều kiện sau đây: - Phải có kế hoạch:

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG