tailieunhanh - Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970)

Bài viết này nghiên cứu xác định độ mặn tối ưu cho sinh trưởng và thành phần sinh hóa của quần thể tảo Thalassiosira pseudonana trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây là một trong những tiền đề để thiết lập quy trình công nghệ nuôi sinh khối loài tảo này ở quy mô công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất giống các đối tượng thủy sản. | Các mẫu tảo được tách ly tâm khỏi môi trường nuôi bằng máy ly tâm có tốc độ quay vòng/phút trong thời gian 10 phút, sử dụng máy ly tâm Hereaus Suprafuge 22. Mẫu tảo sau đó được sấy khô ở nhiệt độ 55°C trong 2 giờ, lưu giữ ở nhiệt độ -20°C trước khi thực hiện các phân tích hóa sinh. Hàm lượng lipit trong mẫu tảo khô được phân tích theo phương pháp của Bligh & Dyer (1959) [2] sử dụng hỗn hợp tách chiết chứa chloroform và methanol với tỷ lệ thể tích là 2 : 1. Khoảng 120 ml của hỗn hợp này được sử dụng để tách chiết mỗi gam tảo khô. Các chất rắn được phân tách một cách cẩn thận bằng cách sử dụng giấy lọc chuyên dụng 2 lớp của Nhật Bản. Các chất hòa tan và dung môi được làm bay hơi trong máy hút chân không ở nhiệt độ 60°C. Quá trình tách chiết được thực hiện 3 lần cho đến khi thu được toàn bộ lượng lipit thô trong mẫu tảo. Protein và cacbohydrat thô được phân tích theo phương pháp chuẩn của AOAC (1998) [1]. Quá trình phân tích được tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN