tailieunhanh - Ảnh hưởng của mật độ và độ che phủ đến sự biến động số lượng nụ, hoa, quả, trụ mầm của rừng trang (Kandelia obovata sheue, liu & yong) trồng ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Nội dung bài viết trình bày ảnh hưởng của mật độ và độ che phủ đến sự biến động số lượng nụ, hoa, quả, trụ mầm của rừng trang (Kandelia obovata sheue, liu & yong) trồng ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ CHE PHỦ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƢỢNG NỤ, HOA, QUẢ, TRỤ MẦM CỦA RỪNG TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) TRỒNG Ở XÃ GIAO LẠC, HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN, LƢU HỒNG NHUNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế xã hội. Rừng ngập mặn là “bức tƣờng xanh” vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lũ. Hệ thống rễ chằng chịt ở cả trên và dƣới đất lan rộng, bám chắc đã thu hút, giữ lại trầm tích góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng cao nền đất. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tạo ra sinh khối rất lớn, không những là nguồn tài nguyên phong phú về lâm sản (gỗ, than, củi ), thuốc, thức ăn, động thực vật nhƣ các rừng nội địa mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp mùn bã, dinh dƣỡng cho các thuỷ sinh vật, thức ăn cho chim di cƣ Có một thực tế không thể phủ nhận là diện tích rừng ngập mặn đang ngày càng bị thu hẹp và ảnh hƣởng của sự suy giảm này là rất to lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này là do sự giảm khả năng tái sinh của rừng ngập mặn. Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng trong nghiên cứu tái sinh rừng cần phải nghiên cứu quá trình ra hoa, kết quả, mùa vụ hạt giống, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với khí hậu Nhìn chung các tác giả khi đề cập đến vấn đề này đều cho rằng ở cây ngập mặn tỷ lệ hoa/nụ, quả/hoa và trụ mầm/quả thấp là do điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt (gió, bão, sâu hại ) mà chƣa đi sâu vào phân tích sự chi phối của các nhân tố lên hiện tƣợng này. Mặt khác, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên đến sự tái sinh của cây con [3,5,6,7] nhƣng lại thiếu các công trình theo dõi sự biến động của số lƣợng hoa, quả, trụ mầm và phân tích vai trò tác động của các nhân tố sinh thái lên sự biến động này. Qua .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.