tailieunhanh - Đặc điểm cấu trúc các quần xã thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum

Bài báo này trình bày đặc điểm, sự phân hoá các quần xã thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh; phân tích đặc điểm và mối quan hệ của thực vật với các thành phần khác của cảnh quan như địa hình, độ dốc, hướng phơi, thổ nhưỡng và mức độ thoát nước của đất rừng. So sánh tính tương đồng và khác biệt với một số khu vực khác của Việt Nam, đặc biệt là những quần xã có sự tham gia của các loài thực vật hạt trần. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH KON TUM KUZNETSOV A. N., NGUYỄN ĐĂNG HỘI, KUZNETSOVA Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vùng núi Ngọc Linh với đỉnh Ngọc Linh cao (số liệu mới là m) trở thành thành phần quan trọng trong hệ thống các kiểu hệ sinh thái rừng của miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam. Thêm vào đó, với lịch sử phát triển lâu đời trên nền địa khối cổ Kon Tum đã làm cho các quần xã sinh vật rừng chứa đựng nhiều giá trị về đa dạng sinh vật, đặc biệt là thực vật, đồng thời sự đa dạng của yếu tố thực vật là cơ sở tạo nên cấu trúc đa dạng và nhạy cảm của hệ sinh thái (HST) [2]. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Linh trải rộng trên địa hình núi trung bình, núi cao với mức độ chia cắt mạnh đã tạo nên tính phong phú, đa dạng và độc đáo của các hệ sinh thái rừng (HSTR) đặc biệt là cấu trúc thảm thực vật tự nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu tổng hợp các đơn vị tự nhiên, các HSTR đã ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học. Bài báo này trình bày đặc điểm, sự phân hoá các quần xã thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh; phân tích đặc điểm và mối quan hệ của thực vật với các thành phần khác của cảnh quan nhƣ địa hình, độ dốc, hƣớng phơi, thổ nhƣỡng và mức độ thoát nƣớc của đất rừng. So sánh tính tƣơng đồng và khác biệt với một số khu vực khác của Việt Nam, đặc biệt là những quần xã có sự tham gia của các loài thực vật hạt trần. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các quần xã thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh đƣợc tiến hành vào các năm 2004, 2006 và đƣợc bổ sung kết quả năm 2013. Địa điểm khảo sát bao trùm gần nhƣ toàn bộ KBTTN từ độ cao 900m đến m (đỉnh Ngọc Linh). Để thực hiện các nội dung khoa học, đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Trong đó có những phƣơng pháp chủ đạo: + Phƣơng pháp bản đồ - hệ thông tin địa lý: Đƣợc áp dụng để thu thập và xây dựng hệ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN