tailieunhanh - Nghiên cứu sự thay đổi của thực vật trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên từ thảm cỏ (TC) đến thảm cây bụi thấp (TCBT), thảm cây bụi cao (TCBC) và cuối cùng là rừng thứ sinh (RTS) ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang thì yếu tố thực vật đã thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng tăng dần cả về cấu trúc, thành phần, số lượng loài và chất lượng các loài cây trong các trạng thái thảm thực vật. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA THỰC VẬT TRONG QUÁ TRÌNH DIỄN THẾ PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG HOÀNG THỊ HƢỜNG, ĐỖ KHẮC HÙNG Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang Vị Xuyên là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, có tổng diện tích rừng là ha với độ che phủ là 68% . Tuy nhiên, do phong tục tập quán lạc hậu, đời sống nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn nên quá trình khai thác gỗ, thai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ khác. diễn ra khá phổ biến đã làm suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích và chất lƣợng rừng. Trong quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên từ thảm cỏ (TC) đến thảm cây bụi thấp (TCBT), thảm cây bụi cao (TCBC) và cuối cùng là rừng thứ sinh (RTS) ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang thì yếu tố thực vật đã thay đổi mạnh mẽ theo xu hƣớng tăng dần cả về cấu trúc, thành phần, số lƣợng loài và chất lƣợng các loài cây trong các trạng thái thảm thực vật. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng Các kiểu thảm thực vật phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang: Thảm cỏ (2-3 năm), thảm cây bụi thấp (3-4 năm), thảm cây bụi cao (7-8 năm) và rừng thứ sinh (25 năm). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra: Trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (2008) [2] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [4]. * Phương pháp thu mẫu: Trên tuyến điều tra thống kê tên khoa học và tên địa phƣơng của các loài cây, những loài chƣa biết tên tiến hành thu thập tiêu bản để xác định tại phòng thí nghiệm. - Trong ô tiêu chuẩn: Đo chiều cao cây (Hvn - chiều cao vút ngọn), đo đƣờng kính (cách mặt đất 1,3 m - D1,3m), xác định cây tái sinh và xác định nguồn gốc cây tái sinh (hạt hoặc chồi) theo hình thái gốc cây tái sinh, phân loại phẩm chất cây tái sinh theo 3 cấp: cây tốt, cây trung bình và cây xấu. * Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Xác định tên khoa học, tên địa phƣơng các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN