tailieunhanh - Một số đặc tính của đất trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Trong bài báo này, trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính chất vật lý của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng trên nền thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤT TRONG THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH VŨ THỊ THANH HƢƠNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên NGUYỄN THẾ HƢNG Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Do nhiều nguyên nhân khác nhau (khai thác quá mức tài nguyên rừng, canh tác nƣơng rẫy, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản ), thảm thực vật tự nhiên thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có mức độ thoái hóa rất cao (chiếm tỷ lệ lớn về diện tích đất lâm nghiệp ở thành phố Cẩm Phả là thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao cây họ Hòa thảo - Poaceae). Các chỉ tiêu về thành phần hóa học và đặc tính lý học của đất lâm nghiệp ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đƣợc chúng tôi phân làm các nhóm chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Tuy nhiên, trong bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính chất vật lý của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng trên nền thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu đặc tính lý học của đất trong các trạng thái thảm thực vật tự nhiên có mức độ thoái hóa khác nhau (Rừng IIa, Ic, Ia, thảm cỏ) và một số loại rừng trồng trên nền thảm thực vật thoái hóa (Rừng trồng keo 7 tuổi, bạch đàn 7 tuổi và thông 10 tuổi) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Các phẫu diện đƣợc đặt trong các ô nghiên cứu thực vật, trong đó các yếu tố phải điển hình (về độ che phủ, cấu trúc không gian, địa hình, thổ nhƣỡng). Bố trí 5-10 điểm lấy mẫu phân bố tƣơng đối đều trên ô tiêu chuẩn. Khối lƣợng thảm mục ở trạng thái tự nhiên đƣợc xác định trực tiếp ngay ngoài thực địa (trong các ô tiêu chuẩn) bằng cách cân lặp lại 10 lần trên các ô vuông có kích thƣớc 1 x 1 m. Mỗi năm xác định 2 lần vào mùa mƣa và mùa khô để lấy giá trị trung bình. Cân bằng cân lò so với độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN