tailieunhanh - Biến đổi hình dạng đá tai theo sự phát triển của ấu trùng và cá con loài cá đục bạc sillago sihama (forsskal, 1775) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh
Trong nghiên cứu này, phân tích và mô tả hình thái đá tai (sagitae, lapilli, asterisci) của loài cá đục bạc (S. sihama) trong khoảng kích thƣớc 7,4 - 34,1 mm BL. Bổ sung mô tả hình dạng đá tai của loài ở các giai đoạn sớm, từ đó góp phần vào việc ứng dụng đá tai trong định loại loài cá này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BIẾN ĐỔI HÌNH DẠNG ĐÁ TAI THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ẤU TRÙNG VÀ CÁ CON LOÀI CÁ ĐỤC BẠC Sillago sihama (Forsskal, 1775) Ở CỬA SÔNG TIÊN YÊN, QUẢNG NINH TRẦN ĐỨC HẬU, NGUYỄN THỊ THỊNH, NGUYỄN THỊ THÙY DUNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đá tai hay otolith là cấu trúc nằm ở xoang tai trong của tất cả các loài cá xƣơng, có vai trò nhƣ cơ quan thăng bằng và góp phần vào việc nghe của cá (Mendoza, 2006) [5]. Đá tai gồm 3 cặp cấu trúc sagittae, lapilli và asterisci đƣợc phân biệt với nhau về hình thái, kích thƣớc và vị trí trong ống bán khuyên. Nghiên cứu về đá tai đƣợc ứng dụng trong việc xác định tuổi và tốc độ tăng trƣởng, tập tính di cƣ, nghiên cứu môi trƣờng sống của loài. Đặc biệt có ý nghĩa trong công tác định loại vì đá tai mang tính chất đặc trƣng cho loài hoặc giống. Ở một số loài, sagittae xuất hiện cấu trúc tâm phụ AP và vùng sinh trƣởng thứ cấp SGZ, điều này có liên quan đến sự thay đổi môi trƣờng sống của chúng, nhƣ ở cá bơn Pleuronectes platessa L (Modin et al., 1996) [6] hoặc loài cá đá Sebastes schlegeli (Zhuang et al., 2015) [10]. Loài cá đục bạc Sillago sihama (Forsskal, 1775) có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ Dƣơng đến Tây Thái Bình Dƣơng. S. sihama thƣờng sống ở biển, di cƣ vào cửa sông, đầm hồ ven biển và thậm chí còn đƣợc ghi nhận ở vùng hạ lƣu nƣớc ngọt các sông lớn để kiếm ăn. Ở Việt Nam, cá đục bạc (S. sihama) phân bố rộng rãi ở vùng biển, ven bờ, cửa sông, vùng hạ lƣu nƣớc ngọt và đầm hồ ven biển (Nguyễn Văn Hảo, 2005) [2]. Đã có một số nghiên cứu về đá tai cá đục bạc S. sihama. Krishnamurthy & Kaliyamurthy (1978) sử dụng đá tai làm công cụ xác định tuổi của S. sihama ở Luke Pulicat, Ấn Độ [4]. Xây dựng phƣơng trình logarit về quan hệ giữa bán kính đá tai với chiều dài cơ thể, làm cơ sở trong việc xác định tuổi của cá con và cá trƣởng thành đối với BL = 40 - 330 mm [4]. Baker (2006) đã cung cấp hình ảnh đá tai của một loạt các loài cá phổ biến ven biển và cửa sông ở khu vực .
đang nạp các trang xem trước