tailieunhanh - Sàng lọc vi sinh vật nội sinh cây cao su có khả năng kiểm soát sinh học vi nấm Corynespora cassiicola

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra những vi sinh vật nội sinh có khả năng kiểm soát sinh học vi nấm C. cassiicola. Từ 28 mẫu cành lá và mô gỗ của cây cao su (Hevea brasiliensis) được thu thập từ thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã tiến hành phân lập và sàng lọc vi sinh vật nội sinh đối kháng với vi nấm Corynespora cassiicola, tác nhân gây bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 173-179 SÀNG LỌC VI SINH VẬT NỘI SINH CÂY CAO SU CÓ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT SINH HỌC VI NẤM Corynespora cassiicola Nguyễn Văn Minh1*, Mai Hữu Phúc1, Võ Ngọc Yến Nhi1, Dương Nhật Linh1, Nguyễn Anh Nghĩa2 1 Trường Đại học Mở tp. Hồ Chí Minh, *nguyenminhou@ 2 Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam TÓM TẮT: Từ 28 mẫu cành lá và mô gỗ của cây cao su (Hevea brasiliensis) được thu thập từ thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã tiến hành phân lập và sàng lọc vi sinh vật nội sinh đối kháng với vi nấm Corynespora cassiicola, tác nhân gây bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su, kết quả đã phân lập được 21 chủng vi khuẩn nội sinh, 14 chủng vi nấm nội sinh. Qua thử nghiệm đối kháng bằng phương pháp thử nghiệm kép giữa vi sinh vật nội sinh và C. casiicola, đã xác định chủng T9 và T16 có kết quả đối kháng với nấm C. cassiicola. Ở thử nghiệm nồng độ ức chế nấm C. cassiicola bằng dịch lọc vi khuẩn, chủng T9 và T16 ở nồng độ 1:1 ức chế 100% nấm C. cassiicola. Còn thử nghiệm khả năng tiêu diệt nấm C. cassiicola, sau 3 lần phun dịch nuôi cấy, chủng T9 và T16 đã tiêu diệt được nấm bệnh C. cassiicola. Các chủng T9 và T6 đã được định danh bằng phương pháp sinh hóa có đặc điểm tương tự như vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Từ khóa: Bacillus thuringiensis, Corynespora cassiicola, bệnh rụng lá Corynespora, biện pháp sinh học, cây cao su, vi khuẩn nội sinh. MỞ ĐẦU Bệnh rụng lá do vi nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây ra trên cây cao su (Hevea brasiliensis), bệnh được biết đến lần đầu tiên vào năm 1936 ở cộng hòa Sierra Leone [25]. Ban đầu, C. cassiicola được coi là một tác nhân gây bệnh không đáng kể trên cây cao su. Tuy nhiên, bệnh này ngày càng trở nên nghiêm trọng và trở thành đại dịch ở nhiều quốc gia. Sau đó, bệnh tiếp tục được ghi nhận ở Ấn Độ vào năm 1961 [19], Malaysia (1961) [14], Indonesia (1983) [23], Sri Lanka và Cameroon (1986) [12], Thái Lan (1987) [17], Banglade (1988) [18], Việt Nam (1999) [4]

TỪ KHÓA LIÊN QUAN