tailieunhanh - Nghiên cứu vi khuẩn ưa nhiệt phân lập từ bùn thải nhà máy giấy bãi bằng

Nghiên cứu này đặt mục tiêu (i) xác định đặc tính của bùn thải Nhà máy giấy Bãi Bằng, (ii) phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn ưa nhiệt có hoạt tính phân hủy chất hữu cơ cao, và (iii) đánh giá khả năng phân hủy bùn thải Nhà máy Bãi Bằng của tập hợp vi khuẩn ưa nhiệt được tuyển chọn. Những kết quả đạt được sẽ là cơ sở khoa học cho việc tận dụng bùn thải nói chung và bùn thải của nhà máy giấy Bãi Bằng nói riêng nhằm sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU VI KHUẨN ƢA NHIỆT PHÂN LẬP TỪ BÙN THẢI NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG NGÔ THỊ TƢỜNG CHÂU, LÊ VĂN THIỆN, HOÀNG THỊ MỸ HẰNG, PHẠM MINH HẰNG Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội thì lƣợng bùn thải ra môi trƣờng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, bùn thải chủ yếu đƣợc xử lý bằng cách ép loại nƣớc, phơi khô, đổ bỏ hay chôn lấp. Tuy nhiên, việc đổ bỏ, chôn lấp bùn thải đã và đang gây ra sự ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đƣợc xem là lãng phí tài nguyên. Trong khi đó ủ hiếu khí bùn thải với sự tham gia của vi khuẩn ƣa nhiệt không chỉ làm giảm thiểu đáng kể lƣợng bùn thải mà còn góp phần chuyển đổi bùn thải thành phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Nghiên cứu này đặt mục tiêu (i) xác định đặc tính của bùn thải Nhà máy giấy Bãi Bằng, (ii) phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn ƣa nhiệt có hoạt tính phân hủy chất hữu cơ cao, và (iii) đánh giá khả năng phân hủy bùn thải Nhà máy Bãi Bằng của tập hợp vi khuẩn ƣa nhiệt đƣợc tuyển chọn. Những kết quả đạt đƣợc sẽ là cơ sở khoa học cho việc tận dụng bùn thải nói chung và bùn thải của nhà máy giấy Bãi Bằng nói riêng nhằm sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chất lƣợng cao. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp thu, xử lý và bảo quản mẫu bùn thải Mẫu bùn thải sau khi ép nƣớc đƣợc thu từ hệ thống xử lý nƣớc thải của Nhà máy giấy Bãi Bằng theo phƣơng pháp tổ hợp. Bùn thải đƣợc xử lý bằng cách phơi khô tự nhiên trong 3-5 ngày (ngoại trừ mẫu tƣơi đƣợc sử dụng để xác định độ ẩm và đặc tính sinh học), đồng nhất mẫu bằng cách cho qua rây lỗ vuông kích thƣớc 1 mm. Bảo quản trong túi nilon sạch, dán kín ở 410oC. 2. Xác định các đặc tính lý, hóa và sinh học của mẫu bùn thải Độ ẩm, pH (KCl), hàm lƣợng chất khô đƣợc xác định theo Lê Văn Khoa và cs. (2000) [3]; tổng hàm lƣợng carbon (TC) và carbon hữu cơ (TOC) theo TCVN 6642:2000; tổng N bằng phƣơng pháp Kjeldahl cải biên theo TCVN 6498:1999, N dễ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.