tailieunhanh - Ghi nhận bước đầu về dinh dưỡng từ loài vi khuẩn lam arthrospira massartii có nguồn gốc Việt Nam
Trong bài viết này, giới thiệu kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitơ/protein trong điều kiện phòng thí nghiệm của 10 chủng thuộc loài vi khuẩn lam Arthrospira massartii được phân lập từ một số thủy vực thuộc sông Sài Gòn và kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GHI NHẬN BƢỚC ĐẦU VỀ DINH DƢỠNG TỪ LOÀI VI KHUẨN LAM Arthrospira massartii CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM ĐÀO THANH SƠN Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh LƢU THANH PHƢỚC Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Trong vài thập kỷ gần đây, suy dinh dưỡng đang là một trong những vấn nạn lớn ở các nước đang phát triển trên thế giới. Do đó, việc tìm kiếm những nguồn thực phẩm tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao là nhu cầu tất yếu. Vi khuẩn lam Arthrospira (tên thường được sử dụng trước đây là Spirulina) là một trong những nguồn nguyên liệu cho ngành thực phẩm mới, không những vì có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn bởi chúng có nhiều tác dụng tích cực cả trong y học lẫn sinh học. Trong những năm 1970 – 1980, nhiều nghiên cứu sử dụng Arthrospira để phòng và trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em đã được tiến hành nhiều nơi trên thế giới như Mehico, Pháp, Romani, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Peru Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng của Arthrospira được cơ thể hấp thu một cách dễ dàng đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin (Johnson và Shubert, 1986). Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới (FAO) đã công nhận loài vi khuẩn lam này là nguồn thực phẩm chức năng bổ sung cho người rất tốt. Ở nước ta, Arthrospira được nhập nội từ Pháp năm 1972, để làm đối tượng nghiên cứu sinh lý, sinh hoá tại Viện Sinh vật học (nay là Viện Công nghệ Sinh học), do cố Giáo sư Nguyễn Hữu Thước chủ trì. Những nghiên cứu về tác động của ánh sáng, nhiệt độ, pH đã cho phép đẩy nhanh quá trình thích ứng của Arthrospira với điều kiện khí hậu của Việt Nam (Đặng Đình Kim và cs., 1994). Ở Việt Nam, Arthrospira đã được đưa vào sản xuất thương mại từ nhiều thập niên qua, nhưng nguồn chủng cho sản xuất này được lấy từ nước ngoài. Các thủy vực nội địa ở nước ta hiện diện nhiều loài Arthrospira (Dao và cs., 2012). Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của vi tảo nói chung và vi khuẩn lam nói riêng có nguồn gốc Việt Nam vẫn chưa được nghiên
đang nạp các trang xem trước