tailieunhanh - Tạo dòng và biểu hiện phân đoạn của gen DFNB59 mã hóa cho pejvakin của người ở vi khuẩn Escherichia coli
Trong nghiên cứu này, plasmid tái tổ hợp pBluescript II SK mang gen mã hóa cho protein pejvakin của người (DFNB59) được sử dụng làm mạch khuôn cho việc khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59, phân đoạn gen này sau đó được tạo dòng vào plasmid pGEX-3X và biến nạp vào vi khuẩn vi khuẩn E. coli Top 10 để lưu giữ. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 70-76 TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN PHÂN ĐOẠN CỦA GEN DFNB59 MÃ HÓA CHO PEJVAKIN CỦA NGƯỜI Ở VI KHUẨN Escherichia coli Nguyễn Thị Kim Cúc1*, Kazutada Watanabe2, Manabu Toyoshima2, Yasushi Shimoda2 1 Trường Đại học Nha trang, *kimcuc03@ 2 Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản TÓM TẮT: DFNB59 (Deafness, autosomal recessive 59) là một gen được xác định nằm trên nhiễm sắc thể , đột biến trên gen này có liên quan đến tật điếc không có hội chứng ở người. DFNB59 mã hóa cho pejvakin, một protein dài 352 amino acid. Pejvakin là protein có cùng nguồn gốc (paralog) với DFNA5, một protein thuộc họ gasdermin chưa rõ chức năng cũng liên quan đến tật điếc. Trong nghiên cứu này, plasmid tái tổ hợp pBluescript II SK mang gen mã hóa cho protein pejvakin của người (DFNB59) được sử dụng làm mạch khuôn cho việc khuếch đại phân đoạn gen f1DFNB59, phân đoạn gen này sau đó được tạo dòng vào plasmid pGEX-3X và biến nạp vào vi khuẩn vi khuẩn E. coli Top 10 để lưu giữ. Plasmid tái tổ hợp pGEX-3X mang f1DFNB59 từ các thể biến nạp E. coli Top 10 thành công sẽ được biến nạp vào vi khuẩn E. coli BL21 để tiến hành biểu hiện protein đích dung hợp với Glutathione-STransferase (GST). Protein đích dung hợp với GST sau đó được tiến hành tinh sạch bằng phương pháp sắc lý ái lực với Glutathione. Protein thu được sau tinh sạch (hơn 40 kDa) phù hợp để sử dụng làm protein kháng nguyên cho việc sản xuất kháng thể đơn dòng kháng pejvakin. Từ khóa: Gen DFNB59, protein pejvakin, protein dung hợp, mất thính giác, tật điếc. MỞ ĐẦU Khác với tật điếc có hội chứng (syndromic deafness), tật điếc không có hội chứng (nonsyndromic deafness) ở người liên quan đến việc mất thính giác mà không đi kèm với các biểu hiện bất thường khác [9, 11]. Phần lớn, tật điếc không có hội chứng được di truyền theo gen lặn có liên quan đến các đột biến của cả 2 alen trên một gen. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, hơn 10 gen và locus có thể gây ra các mức độ mất hoặc giảm thính .
đang nạp các trang xem trước