tailieunhanh - Các cấu tử dễ bay hơi từ loài sả chanh (Cymbopogon citratus) ở Nghệ An
Bài viết tiến hành nghiên cứu thành phần hợp chất dễ bay hơi trong sả chanh ở các địa phương của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm đánh giá chất lượng tinh dầu sả ở nước ta phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến tinh dầu sả. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CÁC CẤU TỬ DỄ BAY HƠI TỪ LOÀI SẢ CHANH (Cymbopogon citratus) Ở NGHỆ AN NGUYỄN THỊ HUYỀN, TRẦN THỊ PHƢƠNG CHI Trường Đại học Vinh Sả chanh (Cymbopogon citratus) còn được gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao, thuộc họ Lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nó được trồng phổ biến ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5 m sống lâu năm mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Sả không những được sử dụng làm gia vị trong chế biến các món ăn mà còn được sử dụng như một loại thảo dược dân tộc ở các vùng nhiệt đới trên thế giới (Gbenou, J. D. et al., 2013). Trong những năm gần đây, tinh dầu sả được giới khoa học rất quan tâm bởi khả năng ức chế hoạt động sống của một số nhóm vi sinh vật gây bệnh và hoạt tính dược lý của nó. Priyanka Singh và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tinh dầu sả đến sự phát triển và khả năng sản sinh độc tố của Aspergillus flavus, kết quả cho thấy tinh dầu sả ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm mốc A. flavus (Singh P et al., 2010). Khả năng ức chế sự hình thành các biofilm bởi Candida albicans, Listeria monocytogenes, biofilm nguyên nhân chính gây nhiễm trong công nghiệp sản xuất thực phẩm bởi chúng rất khó bị loại trừ trong quá trình vệ sinh hệ thống trang thiết bị (Maíra Maciel Mattos de Oliveiraa et al., 2010; Khan MS and Ahmad I, 2012). Một số công trình nghiên cứu ngoài nước về thành phần tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus) cho thấy thành phần chính của nó gồm geranial (citral-a), neral (citral-b) và myrcene (Bassolé IH et al., 2011; Mohamed Hanaa AR et al., 2012). Cây sả chanh là đối tượng dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất ở các vùng trung du, miền núi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với lợi thế về tiềm năng đất đai thì cây sả được xem là đối tượng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về thành phần các hợp chất dễ bay hơi trong tinh dầu sả chanh ở Việt Nam. Xuất phát từ tình hình thực tế đó,
đang nạp các trang xem trước