tailieunhanh - Chính sách tài khóa và hiệu ứng lấn át: bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển tại châu Á Thái bình dương

Bài viết sử dụng dữ liệu từ ADB và Worldbank từ năm 2000 đến năm 2011 để nghiên cứu hiệu ứng lấn át của chính sách tài khóa thông qua các biến đại diện cho chính sách tài khóa như tổng chi tiêu, tổng thuế thu được, tổng thu ngân sách tại các nước châu Á. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – SỐ 1 (46) 2016 67 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ HIỆU ỨNG LẤN ÁT: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Nguyễn Phúc Cảnh1 Ngày nhận bài: 20/11/2015 Ngày nhận lại: 20/12/2015 Ngày duyệt đăng: 04/01/2016 TÓM TẮT Bài viết sử dụng dữ liệu từ ADB và Worldbank từ năm 2000 đến năm 2011 để nghiên cứu hiệu ứng lấn át của chính sách tài khóa thông qua các biến đại diện cho chính sách tài khóa như tổng chi tiêu, tổng thuế thu được, tổng thu ngân sách tại các nước châu Á. Qua kỹ thuật hồi quy cho dữ liệu bảng, chúng tôi phát hiện có tồn tại hiệu ứng thúc đẩy tại các quốc gia châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011, hiệu ứng thúc đẩy có tồn tại trong các khoản chi thường xuyên và chi cho giáo dục và an ninh xã hội. Trong khi đó các khoản chi đầu tư của chính phủ lại có hiệu ứng lấn át lên đầu tư tư nhân. Từ khóa: Chi tiêu chính phủ, chính sách tài khóa, hiệu ứng lấn át, hiệu ứng thúc đẩy. ABSTRACT This paper uses the data of ADB and World Bank from 2000 to 2011 to investigate the crowding-out effects of fiscal policy through virables such as total revenue, total taxes, total expenditures in government finance of Asia Pacific countries. Through panel data estimators, we find the statistical evidences of crowding-in effects, especially in current expenditures and education and social expenditures. In contrast, capital expenditures have crowding-out effects on private investment. Keywords: government expenditures, fiscal policy, crowding-out effects, crowding-in effects. 1. Giới thiệu Các quốc gia châu Á Thái Bình Dương hiện nay có cả các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả những quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Việt Nam với sự phát 1 triển kinh tế mạnh mẽ và gia tăng trong quy mô kinh tế lẫn quy mô của chính phủ. Do đó, chính sách tài khóa thực sự có vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết việc làm cho người lao động. ThS, Trường Đại học Kinh tế . .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.