tailieunhanh - ghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc Lan (magnoliophyta) ở vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk

Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị tài nguyên cây thuốc tại VQG. Việc điều tra, nghiên cứu đa dạng cây thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về khoa học lẫn thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC THUỘC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) Ở VƢỜN QUỐC GIA CHƢ YANG SIN, TỈNH ĐẮK LẮK NGUYỄN PHƢƠNG HẠNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN QUỐC BÌNH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin nằm trên địa phận 2 huyện Krông Bông và Lắk, tỉnh Đắk Lắk. VQG có hệ thực vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng được đánh giá đa dạng và phong phú, tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm mạnh, nhiều loài có giá trị đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao. Cho đến nay, những nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây còn ít ỏi. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị tài nguyên cây thuốc tại VQG. Việc điều tra, nghiên cứu đa dạng cây thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về khoa học lẫn thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp điều tra thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Phương pháp so sánh hình thái được áp dụng để định tên khoa học, trong đó căn cứ vào đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh sản và sinh dưỡng để so sánh, đặc biệt cơ quan sinh sản và dựa trên các tài liệu chuyên khảo của Phạm Hoàng Hộ, 2000 [6], và Nguyễn Tiến Bân, 2003, 2005 [1]. Các thông tin làm thuốc được cập nhập thông qua phỏng vấn người dân địa phương theo phương pháp của Gary J. Martin, 2002 [5], và tra cứu công dụng theo tài liệu của Võ Văn Chi, 2012 [3], Đỗ Tất Lợi, 2004 [7]. Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài dựa trên Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [2]; Nghị định NĐ 32/2006/NĐ-CP và Danh lục Đỏ cây thuốc, 2006 [4,7]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại VQG Chƣ Yang Sin . Đa dạng lớp (2 lớp) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm 2 lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida). Trong đó,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.