tailieunhanh - Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004
Bài viết Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004. Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án,. . | Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 Nguyễn Phương Hạnh Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: LuËt d©n sù; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. NguyÔn C«ng B×nh Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án. Đề xuất được một số kiến nghị về việc hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong bối cảnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Đương sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Quyền tự định đoạt Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, Nhà nước ta đã và đang có những hoạt động tích cực trong công cuộc cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia các quan hệ trong xã hội ngày càng được quan tâm, Nhà nước với tư cách là một chủ thể đặc biệt có chức năng quản lý xã hội đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật đảm bảo cho các cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội bảo vệ một cách tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa
đang nạp các trang xem trước