tailieunhanh - Nghiên cứu thành phần hóa học cây lu lu đực (Solanum nigrum l.) tại tỉnh Thái Bình

Trong khuôn khổ bài báo này, thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 4 hợp chất là Desgalactotigonin (1), Soladulcoside A (2), Scopolin (3) và Benzyl-O- - D-glucopyranoside (4) từ dịch chiết metanol của cây Lu lu đực. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY LU LU ĐỰC (Solanum nigrum L.) TẠI TỈNH THÁI BÌNH HOÀNG LÊ TUẤN ANH, PHẠM THỊ TRANG THƠ, PHẠM HẢI YẾN, NGUYỄN XUÂN NHIỆM, BÙI HỮU TÀI, PHAN VĂN KIỆM Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ĐỖ THANH TUÂN Trường Đại học Y dược Thái Bình TRẦN THỊ PHƢƠNG ANH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Cà (Solanum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) trên thế giới có trên 1000 loài, ở Việt Nam có khoảng 30 loài. Nhiều loài trong chi được sử dụng làm thuốc và thực phẩm [2]. Lu lu đực còn được gọi là Nụ áo, Thù lu đực, Cà đen, Long quỳ, có tên khoa học là Solanum nigrum L Theo một số tài liệu lá Lu lu đực có chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5,9% protein, 1% chất béo, 2,1% chất khoáng, 8,9% các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác. Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng [1]. Năm 1984, Cooper và Johnson đã phân lập được solanine, một glycoalkaloid tìm thấy trong hầu hết các bộ phận của cây với nồng độ cao nhất trong các quả chưa chín [3]. Năm 1997, Eltayeb và cộng sự đã phân lập được solasodine alkaloid steroid và chứng minh nó có hàm lượng cao nhất trong lá [4]. Năm 2006, Zhou và cộng sự đã nghiên cứu về thành phần hóa học loài , thông qua phân tích quang phổ tác giả đã xác định được 6 saponin steroid mới là solanigrosides C-H và một saponin đã biết là degalactotigonin. Bảy hợp chất này được tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào trên 4 dòng tế bào ung thư người là HepG2, NCI-H460, MCF-7 và SF-268. Kết quả chỉ có hợp chất degalactotigonin là có hoạt tính với giá IC 50 là µM [5]. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học cũng chỉ ra loài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.