tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyết định quản lý Nhà nước của Chính phủ

Luận án thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến mục tiêu: Trên cơ sở làm rõ nhu cầu khách quan, quan điểm, phương hướng đổi mới cũng như giải pháp nâng cao chất lượng trong việc ban hành quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ; hoàn thiện cơ chế kiểm tra, xử lý các quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CAO VŨ MINH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH PHỦ Chuyên ngành : LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH. Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGUYỄN CỬU VIỆT CHÍ MINH - NĂM 2016 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 2013 vẫn tiếp tục ghi nhận ở tầm cao nhất quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta về việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền - một nhà nước đòi hỏi ở đó tính thượng tôn pháp luật thì các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải “thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ” 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật”2. Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật”. Như vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền - một nhà nước đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, nhất thiết phải có những bước đi vững chắc. Một trong những bước đi vững chắc đó là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Một hệ thống pháp luật được xem là hoàn thiện thì trước hết phải bảo đảm được tính thống nhất trong chính hệ thống pháp luật đó. Yêu cầu này cũng được thể hiện rất rõ ràng trong Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 “bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.