tailieunhanh - “Lộn Trái” một hình tượng mở lối mới tìm hiểu tư tưởng chủ đề Nho lâm ngoại sử

Bút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết | 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ - SỐ 1 (34) 2014 “LỘN TRÁI” MỘT HÌNH TƯỢNG MỞ LỐI MỚI TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CHỦ Đề NHO LÂM NGOẠI SỬ1 Ngày nhận bài: 18/10/2013 Ngày nhận lại: 12/12/2013 Ngày duyệt đăng: 30/12/2013 Lê Thời Tân2 TÓM TẮT Bút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết. Hậu quả là giới nghiên cứu phê bình giẫm chân tại chỗ trong việc khám phá chân chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Triển khai một cách đọc mới, bài viết này là một cố gắng tái thức nhận hình tượng nhân vật và tư tưởng tác giả. Từ khóa: Phúng dụ, Nho lâm Ngoại sử, Trang Thiệu Quang, cách đọc mới, chủ đề tác phẩm. ABSTRACT The specially ironic writing style of the author of The Scholars has long made critics mistake Zhang Shaoguang as the ‘positive’ character, the ‘positve ideal’. The mistaken identity has certainly been an obstacle to enjoying the eminent tactics of selfnarrating by the novelist. Consequently, critical circles have made no headway with realizing the genuine theme of the novel. In a new comprehension, this paper is an attempt to re-realize the image of the character and the ideas of the author. Keywords: Ironic, The Scholars, Zhang Shaoguang, new comprehension, the ideas of the author. 1 Nho lâm Ngoại sử bản dịch tiếng Việt Chuyện Làng Nho. Tất cả các đoạn dẫn tác phẩm trong bài này đều dẫn dịch từ [1] Nho lâm Ngoại sử, Tân thế giới xuất bản xã, bản in 2001; Số trang đối ứng bản dịch ở đây thống nhất dẫn theo bản dịch tiếng Việt [2] Chuyện Làng Nho, Học, bản in 2001. 2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - XÃ HỘI Truyền thống nghiên cứu cho rằng, Trang Thiệu Quang3 cũng như Đỗ Thiếu Khanh đều là nhân vật lí tưởng của tác .