tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hồ Trị An đến động thái mực nước dưới đất khu vực Hạ Lưu

Mực nước của các TCN có thể tăng lên đến hàng chục mét phụ thuộc vào mực nước trong hồ chứa và vị trí tính từ hồ, vì vậy có khả năng cung cấp nước rất lớn so với khi chưa có hồ chứa. Sự gia tăng nguồn NDĐ của hồ Trị An được nghiên cứu đánh giá trong công trình này. | 34(4), 465-476 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2012 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ TRỊ AN ĐẾN ĐỘNG THÁI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC HẠ LƯU NGUYỄN VĂN HOÀNG, ĐINH VĂN THUẬN, NGUYỄN ĐỨC RỠI, LÊ ĐỨC LƯƠNG E-mail: N_V_Hoang_VDC@ Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 30 - 7 - 2012 1. Mở đầu Hồ Trị An được xây dựng ở phần cuối trung lưu sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 50km theo đường chim bay. Hồ Trị An có nhiệm vụ chính là phát điện và tưới nước theo yêu cầu nông nghiệp, ngoài ra còn tham gia đẩy mặn ở hạ lưu, cấp nước cho dân sinh và công nghiệp, kết hợp nuôi trồng thủy sản trong vùng hồ. Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng từ năm 1984 và bắt đầu phát điện từ năm 1987. Cũng như các hồ khác trên thế giới và ở Việt Nam, sau khi xây dựng và đi vào hoạt động, hồ Trị An đã có những tác động đến các yếu tố môi trường địa chất của lưu vực sông Đồng Nai như: làm phát sinh các nguy cơ tai biến địa chất như tái tạo bờ hồ, trượt đất, xói lở, bồi tụ, xâm nhập mặn nước mặt, động đất kích thích,. Đối với tài nguyên nước ngầm, hồ có ý nghĩa lớn là bổ cập nước cho các tầng chứa nước (TCN) và làm gia tăng đáng kể trữ lượng nước dưới đất (NDĐ) khu vực lân cận, đặc biệt vào mùa khô ở khu vực hạ lưu. Mực nước của các TCN có thể tăng lên đến hàng chục mét phụ thuộc vào mực nước trong hồ chứa và vị trí tính từ hồ, vì vậy có khả năng cung cấp nước rất lớn so với khi chưa có hồ chứa. Sự gia tăng nguồn NDĐ của hồ Trị An được nghiên cứu đánh giá trong công trình này. 2. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực hạ lưu hồ Trị An . Các tầng chứa nước lỗ hổng [2] . Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa trên (qp) Gồm hai phân vị địa tầng là (i) Hệ tầng Thủ Đức (Q12-3tđ) và (ii) Hệ tầng Củ Chi (Q13cc). Cả hai phân vị trên có diện phân bố không liên tục, chiều dày biến đổi lớn, giữa chúng không có lớp cách nước hoàn chỉnh. Thành phần thạch học gồm cát hạt mịn, trung, thô lẫn sét bột, nhiều nơi chứa sạn cuội sỏi xen kẹp các thấu kính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.