tailieunhanh - Xây dựng mô hình 1D vận tốc sóng P cho vùng bắc Tây Bắc Việt Nam

Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng mô hình 1D vận tốc sóng P cho vùng bắc Tây Bắc Việt Nam sử dụng thuật toán do Kissling et al. [1] đưa ra. Kết quả xác định mô hình 1D vận tốc sóng P không chỉ góp phần làm tăng độ chính xác trong việc xác định vị trí chấn tiêu động đất mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu về cơ cấu chấn tiêu và cắt lớp địa chấn khu vực bắc Tây Bắc Việt Nam (trong đó có vùng hồ thủy điện Sơn La). | Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 34(3), 243-250 9-2012 XÂY DỰNG MÔ HÌNH 1D VẬN TỐC SÓNG P CHO VÙNG BẮC TÂY BẮC VIỆT NAM LÊ TỬ SƠN, HÀ THỊ GIANG, ĐINH QUỐC VĂN E-mail: letuson@ 1 Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 11 - 7 - 2012 1. Mở đầu Mô hình vận tốc vỏ Trái Đất là một trong những thông số cơ bản của bài toán xác định vị trí chấn tiêu động đất. Độ chính xác của việc xác định vị trí chấn tiêu liên quan rất nhiều đến mô hình vận tốc đang sử dụng. Một mô hình vận tốc 1D và hiệu chỉnh trạm phù hợp sẽ làm giảm hiệu ứng của cấu trúc gần trạm và làm tăng độ chính xác trong xác định vị trí chấn tiêu động đất [2]. Kissling et al. [1] cũng đã đưa ra phương pháp xây dụng mô hình vận tốc 1D từ các số liệu động đất địa phương và đã được ứng dụng thành công ở nhiều nơi. Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng mô hình 1D vận tốc sóng P cho vùng bắc Tây Bắc Việt Nam sử dụng thuật toán do Kissling et al. [1] đưa ra. Kết quả xác định mô hình 1D vận tốc sóng P không chỉ góp phần làm tăng độ chính xác trong việc xác định vị trí chấn tiêu động đất mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu về cơ cấu chấn tiêu và cắt lớp địa chấn khu vực bắc Tây Bắc Việt Nam (trong đó có vùng hồ thủy điện Sơn La). 2. Bài toán ngược tổng quát tính đồng thời mô hình vận tốc vỏ Trái Đất và các thông số của chấn tiêu động đất Kissling et al., (1994) đã đặt bài toán ngược tổng quát với các thông số chấn tiêu và mô hình vỏ Trái Đất. Thời gian đến của sóng (t) là hàm không tuyến tính của toạ độ trạm (s), các thông số của chấn tiêu và thời gian phát sinh động đất (h) và mô hình vận tốc (m): tobs = f(s,h,m) (1) Trong bài toán này, (h) và (m) là các ẩn số, chỉ có (t) và (s) là có thể đo đạc được. Chúng ta sẽ giải phương trình (1) bằng cách dùng một mô hình vận tốc và giả định một chấn tiêu để tính thời gian truyền sóng lý thuyết (tcalc). Sai khác giữa thời gian truyền sóng lý thuyết và thời gian quan sát (tobs) được tính theo công thức: tres = tobs – tcals (2) trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN