tailieunhanh - Giải bài tập Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế SGK Toán 9 tập 2

Tài liệu giải bài tập Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế SGK Toán 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 15,16 là tài liệu tham khảo hay dành cho các em học sinh, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa theo chương trình của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt môn Toán lớp 9. | Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu Giải bài tập Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế SGK Toán 9 tập 2, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn SGK Toán 9 tập 2 A. Tóm tắt lý thuyết Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế 1. Quy tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương. Quy tắc thế gồm hai bước sau: Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho (coi là phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn). Bước 2: Dùng phương trình mới để thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ (và giữ nguyên phương trình thứ nhất). 2. Tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Bước 1: Dùng quy tắc thế biến đổi hệ phương trình đã cho để được một hệ phương trình mới, trong đó có một phương trình một ẩn. Bước 2: Giải phương trình một ẩn vừa có, rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho. 3. Chú ý: Nếu thấy xuất hiện phương trình có các hệ số của hai ẩn đểu bằng 0 thì hệ phương trình đã cho có thể có vô số nghiệm hoặc vô nghiệm. B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Toán 9 tập 2 bài: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế trang 15,16. Bài 12 Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế trang 15 SGK Toán 9 tập 2 – Phần Đại số Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế: Đáp án và hướng dẫn giải bài 12: a) Từ x – y = 3 ⇒ x = 3 + y. Thay x = 3 + y vào phương trình 3x – 4y = 2. Ta được 3(3 + y) – 4y = 2 ⇔ 9 + 3y – 4y = 2. ⇔ -y = -7 ⇔ y = 7 Thay y = 7 vào x = 3 + y ta được x = 3 + 7 = 10. Vậy hệ phương trình có nghiệm (10; 7). b) Từ 4x + y = 2 ⇒ y = 2 – 4x. Thay y = 2 – 4x vào phương trình 7x – 3y = 5. Ta được 7x – 3(2 – 4x) = 5 ⇔ 7x – 6 + 12x = 5. ⇔ 19x = 11 ⇔ x =11/19 Thay x =11/19 vào y = 2 – 4x ta được y = 2 – 2 – 44/19 = -6/19 Hệ phương trình có nghiệm (11/9; -6/19) c) Từ x + 3y = -2 ⇒ x = -2 – 3y. Thay vào 5x – 4y = 11 ta

TỪ KHÓA LIÊN QUAN