tailieunhanh - Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành

Nội dung bài viết trình bày khái niệm, đặc trưng và bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | MỘT SỐ VẤN ĐÊ CƠ BẢN TRONG CHẾ ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH 1. Khái niệm quyền sở hữu Để phát triển các quan hệ xã hội cần thiết phải xác định là làm rõ các quan hệ xã hội trong quan hệ kinh tế mà trực tiếp là quan hệ sản xuất mang tính quyết định giữ vai trò của đạo trong việc định hướng và phát triển trên cơ sở các quan hệ về kinh tế cơ bản là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong các quan hệ kinh tế đó thì quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế khác là quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tóm lại, quan hệ sở hữu có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào. Cũng chính vì vậy mà vấn đề sở hữu luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp, bất cứ là Hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa hay Hiến pháp của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các quan hệ kinh tế và kéo theo đó là sự trì trệ của các quan hệ xã hội khác. Điều này đã được thực tế chứng minh rất rõ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta chỉ công nhận hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất. Các quy định này về sở hữu đã phát huy hiệu quả nhất định trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, việc kéo dài quan điểm này về sở hữu sau khi chiến tranh kết thúc đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tách rời người lao động ra khỏi quyền sở hữu của họ đối với tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng để làm ra của cải vật chất cho xã hội. Sự “vô chủ” này đã làm cho người lao động không quan tâm đến năng suất, không hăng hái nhiệt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN