tailieunhanh - Văn bia chùa thời Trần

Bài viết Văn bia chùa thời Trần trình bày: Những nét chung về văn bia, trên cơ sở khảo cứu 54 văn bia thời Trần. Cụ thể, bài viết khái quát những nét chung về niên đại, loại hình và phân bố của các văn bia thời Trần,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 49 ĐINH KHẮC THUÂN∗ VĂN BIA CHÙA THỜI TRẦN Tóm tắt: Bài viết trình bày những nét chung về văn bia, trên cơ sở khảo cứu 54 văn bia thời Trần. Cụ thể, bài viết khái quát những nét chung về niên đại, loại hình và phân bố của các văn bia thời Trần. Qua đó, bài viết trình bày giá trị sử liệu của văn bia thời Trần, góp phần nghiên cứu ngôi chùa và phật điện thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Có thể nói, văn bia thời Trần có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu Phật giáo cũng như lịch sử, xã hội đương thời. Từ khóa: Văn bia, thời Trần, Phật giáo, giá trị, sử liệu. Chúng tôi trình bày ở đây, những nét chung về văn bia thời Trần và giá trị sử liệu văn bia chùa thời Trần. 1. Những nét chung về văn bia thời Trần Văn bia là những văn bản khắc trên đá, cùng minh văn khắc trên kim loại được gọi chung là văn khắc, hoặc minh khắc. Văn bia thời Trần là những văn bia quý hiếm, liên quan đến lịch sử văn hóa xã hội đương thời. Vì vậy, chúng tôi đã dành nhiều năm tiến hành sưu tập và dịch chú văn bia thời kỳ này. Trong sách Thơ văn Lý Trần1, Viện Văn học giới thiệu được 10 văn bia thời Trần, sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, thời Trần2 do Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Đại học Trung Chính Đài Loan giới thiệu nguyên văn chữ Hán của 44 văn bia, minh chuông. Trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam thời Trần có văn bia “A Nậu tự Tam bảo điền bi” ở Hoa Lư, Ninh Bình được cho là bia thời Trần khắc năm 1258, nhưng thực tế đây là bia thời Mạc thế kỷ XVI với hoa văn dây leo khắc chìm tiêu biểu trên bia thời Mạc. Nội dung văn bia ghi lại sự kiện vua Trần cấp ruộng làm của Tam bảo của chùa3. Trên cơ sở những sưu tập văn bia này, chúng tôi tiến hành giám định văn bản, đồng thời bổ sung tư liệu mới, cả thảy là 54 văn bia thời Trần. Trong số 54 văn bia này, có 4 văn bản không phải là văn bia chùa. Đó là Mộc bài Đa Bối (Thái Bình), khắc năm Thiệu Long thứ 12 (1269); bia ∗ ., Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứ u Tôn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN