tailieunhanh - Tính nhân văn trong tư tưởng Karma - Samsara của Phật giáo
Bài viết đề cập đến hai câu hỏi đặt trước nhân loại: Tại sao con người lại xuất hiện? Con người xuất hiện để làm gì? Cụ thể: Tại sao anh A, chị B lại xuất hiện trên cõi đời này? Anh A, chị B xuất hiện trên cõi đời này để làm gì? Đối với câu hỏi cụ thể này, cũng có nhiều cách trả lời khác nhau tùy thuộc vào các chủ thuyết. Phật giáo cho là do nghiệp (Karma) và do luân hồi (Samsara). Nghiệp và luân hồi là một tư tưởng nhân văn của Phật giáo,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 43 NGUYỄN HÙNG HẬU∗ TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG KARMA - SAMSARA CỦA PHẬT GIÁO Tóm tắt: Bài viết đề cập đến hai câu hỏi đặt trước nhân loại: Tại sao con người lại xuất hiện? Con người xuất hiện để làm gì? Cụ thể: Tại sao anh A, chị B lại xuất hiện trên cõi đời này? Anh A, chị B xuất hiện trên cõi đời này để làm gì? Đối với câu hỏi cụ thể này, cũng có nhiều cách trả lời khác nhau tùy thuộc vào các chủ thuyết. Phật giáo cho là do nghiệp (Karma) và do luân hồi (Samsara). Nghiệp và luân hồi là một tư tưởng nhân văn của Phật giáo. Tư tưởng này khuyến thiện trừ ác, giảm thú tính của con người; khiến con người bớt chém giết lẫn nhau, bớt lười biếng, keo kiệt, bủn xỉn; yêu thương loài vật, không cho mình là chúa tể. Từ khóa: Tính nhân văn, karma, samsara, Phật giáo, nghiệp, thiện, ác, luân hồi. Có một câu hỏi xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây: thế giới, vạn vật, con người xuất hiện như thế nào, nguyên nhân biến chuyển của chúng ra sao? Đối với câu hỏi này, mỗi học thuyết đưa ra những câu trả lời khác nhau. Phật giáo trả lời câu hỏi này bằng năm thuyết duyên khởi: nghiệp cảm duyên khởi; Alạida duyên khởi; chân như duyên khởi; lục đại duyên khởi; pháp giới duyên khởi. Bây giờ chúng ta đi vào một câu hỏi cụ thể và khó hơn: Tại sao anh A, chị B lại xuất hiện trên cõi đời này? Anh A, chị B xuất hiện trên cõi đời này để làm gì? Đối với câu hỏi cụ thể này, cũng có nhiều cách trả lời khác nhau tùy thuộc vào các chủ thuyết, nhưng có lẽ Phật giáo đưa ra câu trả lời tương đối minh bạch và rõ ràng hơn cả. Đối với câu hỏi thứ nhất, Phật giáo cho rằng anh A, chị B xuất hiện trên cõi đời này là do nghiệp (Karma). Nghiệp trong câu thơ của Nguyễn Du: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa. (Truyện Kiều) ∗ ., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 44 Vậy, nghiệp là gì? Trả lời câu này không dễ chút nào. Để dễ hình dung ta so sánh việc hình thành nghiệp với việc hình
đang nạp các trang xem trước