tailieunhanh - Đối thoại liên tôn giáo từ góc nhìn của một tín hữu Cao Đài

Bài viết Đối thoại liên tôn giáo từ góc nhìn của một tín hữu Cao Đài trình bày: Những phát biểu đầy ý nghĩa về tầm quan trọng mang tính toàn cầu của đối thoại liên tôn giáo ngày càng có nhiều thêm. Sự thật này cho thấy, đối thoại liên tôn giáo không thể bị con người thời đại thờ ơ, nhất là đối với người theo đạo Cao Đài, một tôn giáo bao dung hoàn toàn thích hợp cho mọi cuộc đối thoại liên tôn giáo,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 15 LÊ ANH DŨNG∗ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN GIÁO TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT TÍN HỮU CAO ĐÀI Tóm Tắt: Tác giả Thổ Nhĩ Kỳ Muhammed Fethullah Gülen (theo Islam giáo, sinh năm 1941) từng nói:“Tôi tin rằng ngày nay đối thoại liên tôn giáo là một bắt buộc ”1. Giám mục John Shelby Spong (nhà thần học người Mỹ, sinh năm 1931) xác quyết:“Tương lai sẽ đòi hỏi chúng ta đối thoại liên tôn giáo nhiều hơn. ( ) Chúng ta không thể nói rằng mình có một chân lý duy nhất”2. Tại Sarajevo ngày 06/6/2015, Giáo hoàng Francis nói: “Đối thoại liên tôn giáo không thể chỉ giới hạn cho một thiểu số, hay cho các lãnh đạo những cộng đồng tôn giáo, mà còn phải mở rộng càng nhiều càng tốt cho tất cả mọi tín hữu, gắn kết các thành phần khác nhau của xã hội dân sự”3. Những phát biểu đầy ý nghĩa về tầm quan trọng mang tính toàn cầu của đối thoại liên tôn giáo ngày càng có nhiều thêm. Sự thật này cho thấy, đối thoại liên tôn giáo không thể bị con người thời đại thờ ơ, nhất là đối với người theo đạo Cao Đài, một tôn giáo bao dung hoàn toàn thích hợp cho mọi cuộc đối thoại liên tôn giáo. Từ khóa: Đối thoại, liên tôn giáo, đại hội, hội nghị, tam giáo. 1. Đối thoại liên tôn giáo trong lịch sử triết giáo thế giới Các tôn giáo chân chính ra đời đều có cứu cánh giống nhau là trao cho cho kiếp người trần thế một con đường thoát khổ. Tùy hoàn cảnh lịch sử hình thành, tùy không gian địa lý và văn hóa của cái nôi xuất phát mỗi tôn giáo, mỗi vị giáo chủ kiến tạo nên một con đường riêng để dẫn dắt trước tiên cộng đồng chúng dân ở quê hương của vị giáo chủ ấy, trước khi con đường ấy có thể dẫn dắt các dân tộc khác. “Đạo” là con đường. Con đường ấy trước khi được tượng trưng bằng một thiết chế tôn giáo (a religious institution) thì chính vị giáo chủ là hiện thân của con đường cứu độ. Nói như Đức Jesus: “Thầy là con đường ” (John 14:6) ∗ Huệ Khải, Tp. Hồ Chí Minh. 16 Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 Các con đường hay các tôn giáo dù khác nhau, nhưng rồi sẽ dẫn con người về một đích

TỪ KHÓA LIÊN QUAN