tailieunhanh - Giải bài tập Phép đối xứng tâm SGK Hình học 11
Tài liệu Giải bài tập Phép đối xứng tâm SGK Hình học 11 trang 15 có đáp án và gợi ý chi tiết sẽ giúp các em nắm được nội dung cốt lõi của bài học ngoài ra còn tự rèn kỹ năng giải bài tập về phép đối xứng tâm. Mời các em cùng tham khảo! | Dưới đây là đoạn trích Giải bài tập Phép đối xứng tâm SGK Hình học 11 sẽ giúp các em hình dung nội dung tài liệu chi tiết hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Phép đối xứng trục SGK Hình học 11 A. Tóm tắt lý thuyết cần nhớ Cho điểm O. Phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành M’ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng tâm O. O được gọi là tâm đối xứng DO Phép đối xứng tâm O thường được kí hiệu là DO Nếu hình H’ là ảnh của hình H qua DO thì ta còn nói là H’ đối xứng với H qua tâm O, hay H và H’ đối xứng với nhau qua O. 2. M’ = DO(M) ⇔ →OM’ = – →OM 3. Biểu thức tọa độ của phép đối xứng qua gốc tọa độ: 4. Nếu DO (M) = M’, N’ = DO (N) thì →M’N’ = – →MN từ đó suy ra M’N’ = MN 5. Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính 6. Điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình H nếu phép đối xứng tâm O biến H thành chính nó. Khi đó ta nói hình có tâm đối xứng. B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa hình học 11 trang 15: Phép đối xứng tâm Bài 1 Phép đối xứng tâm trang 15 SGK hình học 11 – Chương 1 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(-1;3) và đường thẳng d có phương trình x-2y + 3 = 0. Tìm ảnh của A và d qua phép đối xứng tâm O. Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Dễ thấy A’ = DO(A) = (1;-3) Để tìm ảnh của đường thẳng d ta có thể dùng các cách sau: Cách 1: Đường thẳng d đi qua B(-3;0) và C (-1;1). Do đó ảnh của d qua phép đối xứng tâm O là đường thẳng d’ đi qua B’ = DO(B) = (3;0) và C’ =DO (C) = (1;-1). suy ra phương trình của d’ là: (x-3)/(1-3)= y/-1 hay x – 2y – 3= 0 Cách 2: Đường thẳng d đi qua B(-3;0), d’ là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O nên nó song song với d. Do đó d’ có phương trình x- 2y +C =0, nó đi qua B’ =( 3;0) là ảnh của B qua phép đối xứng tâm O/ Do đó 3+C=0. Từ đó suy ra C =
đang nạp các trang xem trước