tailieunhanh - Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển

Bài viết Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển: Nhằm đánh giá lại quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của Phật giáo ở vùng Mê Kông, hướng đến các hợp tác và giao lưu Phật giáo trong khu vực và trên thế giới,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 123 HỘI THẢO QUỐC TẾ PHẬT GIÁO VÙNG MÊ KÔNG: LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN Nhằm đánh giá lại quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của Phật giáo ở vùng Mê Kông, hướng đến các hợp tác và giao lưu Phật giáo trong khu vực và trên thế giới, trong 2 ngày, 13 - 14/11/2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Phật giáo đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Mỹ, Đài Loan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Sri Lanka, cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo, giới nghiên cứu Phật học ở Việt Nam. Nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề học thuật về Phật giáo vùng Mê Kông theo 4 nhóm chủ đề chính là: 1. Phật giáo vùng Mê Kông: Quá trình du nhập và phát triển; 2. Phật giáo vùng Mê Kông: Quá trình giao lưu và hội nhập; 3. Phật giáo vùng Mê Kông: Di sản và văn hóa; 4. Phật giáo vùng Mê Kông: Vấn đề môi trường, bảo vệ, ứng xử môi trường trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển bền vững. Trong chủ đề về quá trình du nhập và phát triển, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ nhiều lý thuyết về tôn giáo học, văn hóa học, lịch sử để tái hiện lại nền văn minh vùng Mê Kông với vai trò là một cầu nối giữa hai nền văn minh lớn của Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Qua các tham luận, các tác giả đi sâu phân tích sự chia sẻ cơ tầng văn hóa, sự tiếp biến văn hóa tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống văn hóa, tôn giáo trong cộng đồng các quốc gia vùng Mê Kông. Qua đó cho thấy sự du nhập, phát triển Phật giáo trong khu vực đã góp phần hình thành giá trị, bản sắc văn hóa vùng Mê Kông. Về quá trình giao lưu và hội nhập của Phật giáo, các bài tham luận nhấn mạnh điểm tương đồng, khác biệt trong quá trình giao lưu, hội nhập của Phật giáo ở mỗi quốc gia; làm rõ vai trò của Phật .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.