tailieunhanh - Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam
Luận án "Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam" trình bày về các nội dung: lịch sử việc dịch thơ Đường ở Việt Nam, truyền thống dịch thơ Đường, những phát sinh do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc dịch thơ Đường, nghệ thuật dịch thơ Đường, nghệ thuật dịch thơ Đường. . | ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUYẾT HẠNH VẤN ĐỀ DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 50433 LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: MAI QUỐC LIÊN Phó tiến sĩ Thành phố Hồ Chí Minh 1996 DẪN NHẬP I. Lý do chọn đề tài Đƣờng là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc mà khuynh hƣớng sáng tác đa dạng, nghệ thuật độc đáo. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với Việt Nam rất quan trọng, ở nƣớc ta, Đƣờng thi là khuôn mẫu tƣ tƣởng, dụng ngữ cho các thi sĩ thời xƣa. Ông cha ta đã ứng dụng thể Đƣờng luật trong việc làm thơ, đƣa thơ vào trong các kỳ thi tuyển chọn nhân tài, biến thơ Đƣờng thành thể thơ quen thuộc để diễn tả tình cảm, tƣ tƣởng Việt Nam. Ngƣời Việt Nam thích dịch thơ Đƣờng hơn bất cứ thứ thơ nào của Trung Quốc và hơn bất cứ thứ thơ của nƣớc nào khác. Hiện tƣợng dịch thơ Đƣờng đã diễn ra từ khi chữ Nôm đƣợc sử dụng rộng rãi và còn kéo dài đến tận ngày nay. Trong con ngƣời có một khuynh hƣớng bắt nguồn từ bản năng tự vệ, khiến cho ngƣời ta vẫn luôn luôn trong khi bƣớc tới, có tâm trạng luyến tiếc quá khứ, nhƣ một ngƣời luôn luôn tiếc tuổi thơ của mình. Trong sự rung cảm của mỗi con ngƣời, bao giờ cũng có một phần rung cảm về quá khứ và thơ Đƣờng đã đáp ứng đƣợc cái phần rung cảm đó của nhân loại vì không đâu và không có nền thi ca nào lại nói nhiều đến quá khứ nhƣ thơ Đƣờng bằng nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng nhất. Không chỉ Đông phƣơng mà cả Tây phƣơng cũng rất yêu chuộng thơ Đƣờng. Đối với Việt Nam, nghiên cứu thơ Đƣờng là đi đến với nền thi ca của nhân loại và đồng thời cũng là đi về với nền thi ca dân tộc. Ngày nay, chúng ta, những ngƣời bị cắt lìa khỏi nền Hán học cũ muốn tiếp cận với nền thi ca vĩ đại, rực rỡ ấy đành phải thông qua bản dịch. Nhƣ thế thì việc nhận diện ra bản dịch nào còn giữ đƣợc nhiều sắc thái Đƣờng thi nhất là hết sức cần thiết. Cùng với việc Việt Nam có một lịch sử dịch thơ Đƣờng lâu dài và những ảnh hƣởng đáng ngạc nhiên nhƣ thế thì việc hệ thống lại các dữ .
đang nạp các trang xem trước