tailieunhanh - Nghĩ về giáo dục Phật giáo ở Việt Nam
Bài viết Nghĩ về giáo dục Phật giáo ở Việt Nam nêu lên những suy nghĩ của tác giả về giáo dục Phật giáo ở Việt Nam: cội nguồn, khái niệm, bản chất và mục đích cứu cánh của giáo dục Phật giáo, từ đó, trình bày vai trò của giáo dục Phật giáo ở Việt Nam trong quá khứ và trong hiện tại,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 46 NGUYỄN CÔNG LÝ∗ NGHĨ VỀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM Tóm tắt: Bài viết nêu lên những suy nghĩ của tác giả về giáo dục Phật giáo ở Việt Nam: cội nguồn; khái niệm; bản chất và mục đích cứu cánh của giáo dục Phật giáo, từ đó, trình bày vai trò của giáo dục Phật giáo ở Việt Nam trong quá khứ và trong hiện tại. Cuối cùng, bài viết đề xuất những nội dung và giải pháp cần cải tiến, cải cách chương trình đào tạo Phật học các cấp, đặc biệt là chương trình Cử nhân Phật học, Thạc sĩ Phật học nhằm tham mưu với Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng này bình đẳng hoặc tương đương với văn bằng Cử nhân, Thạc sĩ do các trường Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý cấp bằng. Từ khóa: Cải cách, chương trình, đào tạo, giáo dục, Phật giáo, Phật học. 1. Cội nguồn của giáo dục Phật giáo Nếu lấy buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Thế tôn tại Vườn Nai (Lộc Uyển) để hóa độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như làm cái mốc thì tính đến nay nền giáo dục Phật giáo đã có trên năm1. Gần một nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, giáo hoá độ sinh mà sau này trải qua các lần kết tập kinh điển, các bậc trưởng lão đã đọc tụng, ghi chép lại trong các bộ kinh văn thì có thể khẳng định Đức Phật là một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất thế giới, là bậc “Thiên, Nhân chi Đạo Sư” (Thầy dạy khắp cõi Trời, cõi Người). Nếu khoảng hai thế kỷ đầu từ lúc mới hình thành, Phật giáo chỉ truyền bá tại các tiểu vương quốc ở phía Bắc Ấn, Trung Ấn và một phần nhỏ ở Nam Ấn thuộc tiểu lục địa Ấn Độ, thì sang thế kỷ III trước Công nguyên, dưới sự trị vì của đại đế Asoka (A Dục đại đế) - một vị Hộ pháp đắc lực của Phật giáo - nhờ chinh phục được các tiểu vương quốc, thống nhất lãnh thổ mà đại đế Asoka đã tạo mọi điều kiện cho Phật giáo phát triển khắp toàn cõi Ấn Độ. Không chỉ thế, nhà vua còn ban sắc chỉ, lựa chọn những danh tăng đức độ, thành lập những giáo đoàn để phái đi truyền bá Phật giáo sang các nước trong ∗ PGS. TS., Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học .
đang nạp các trang xem trước