tailieunhanh - Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo

Bài viết Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo trình bày phần giới thiệu cuốn sách với 5 chương: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từ năm 1930 đến năm 1954; Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt nam về tôn giáo từ năm 1954 đến năm 1975; Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từ năm 1975 đến năm 1990; Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từ năm 1990 đến nay; Tôn giáo thời kỳ đổi mới ở nước ta và những vấn đề đặt ra,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 10 - 2015 128 ̣ U SÁCH GIỚI THIÊ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO Tác giả: . Nguyễn Hồng Dương Nxb. Khoa hội Xã hội, Hà Nội, 2015, khổ 16 x 24cm Cuốn sách gồm 5 chương: Chương 1: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từ năm 1930 đến năm 1954 Trong chương này tác giả đề cập bối cảnh lịch sử Việt Nam với những biến động xã hội to lớn như sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/193), sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève (1954). Trong phần này tác giả nêu lên bối cảnh của tôn giáo ở Việt Nam với sự xuất hiện của Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ những năm 1920; sự xuất hiện của các ông Đạo và một số tôn giáo lần lượt ra đời ở Nam Bộ như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; Tịnh Độ cư sĩ Phật hội; Minh Sư đạo; Minh Lý đạo; sự du nhập của Tin Lành. Tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ này trải qua nhiều biến động lớn trong các cuộc chiến tranh và cách mạng. Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ này chủ yếu khẳng định chính sách đảm bảo tự do tín ngưỡng cho người dân, đấu tranh chống địch lợi dụng về tôn giáo, từ đó củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng vận động đồng bào có đạo ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc, đồng thời không ngừng bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam cho cán bộ, đảng viên cũng như toàn dân. Trong chương này, tác giả đi sâu phân tích về bản chất của tôn giáo; quan điểm, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm, chính sách về đoàn kết tôn giáo trong chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc; quan điểm, chính sách về chống lợi dụng tôn giáo; và quan điểm, chính sách về công tác vận động tôn giáo (hay còn gọi là công tác tôn giáo vận). Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 10 - 2015 129 Chương 2: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt nam về tôn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    254    0    02-05-2024
8    177    0    02-05-2024
75    139    0    02-05-2024
7    128    0    02-05-2024
173    106    0    02-05-2024
6    94    0    02-05-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.