tailieunhanh - Đa dạng sinh học quần xã động vật phù du ở hồ Đankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Trước đây, hệ sinh thái của hồ Dankia được đánh giá là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có những tác động trong phạm vi l ng hồ như khai thác cát, sạt lở bờ, rác thải điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá độ đa dạng sinh học quần xã động vật phù du ở hồ Đankia. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG SINH HỌC QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT PHÙ DU Ở HỒ ĐANKIA, HUYỆN LẠC DƢƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG LÊ THỊ NGUYỆT NGA, PHAN DOÃN ĐĂNG Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hồ Đankia nằm trên địa phận xã Lát, huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) 20 km về hƣớng Tây Bắc, hồ Đankia ở trên và nkroet ở dƣới cùng chắn d ng sông Đa Dung bắt nguồn từ núi Lang - Biang bởi hai đập cùng tên nkroet. Hồ đƣợc xây dựng qua hai giai đoạn 1945 và 1953 bởi chính quyền Pháp và ngƣời Nhật, với diện tích lƣu vực khoảng 135 km2, diện tích mặt hồ khoảng 2,45 km2, trong năm mực nƣớc lớn nhất 1421,8 m, mực nƣớc thấp nhất 1413,8 m. Hồ Đankia nằm ở khu vực có độ cao trung b nh khoảng m so với mực nƣớc biển và thuộc vùng có tính chất khí hậu tiểu vùng ôn đới. Đến năm 1984, nhà máy xử lý nƣớc từ hồ phục vụ cấp nƣớc sinh hoạt đƣợc xây dựng với sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch. Nguồn nƣớc mặt của hồ chủ yếu từ sông Đa Dung chảy vào, nhánh chính đổ vào hồ ĐanKia và hồ Suối Vàng, sau đó đổ về sông Đa Dâng (huyện Lâm Hà), đây là sông đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai. Trƣớc đây, hệ sinh thái của hồ Dankia đƣợc đánh giá là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có những tác động trong phạm vi l ng hồ nhƣ khai thác cát, sạt lở bờ, rác thải điều này gây ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng sinh thái. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá độ đa dạng sinh học quần xã động vật phù du ở hồ Đankia. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu thập mẫu vật Mẫu định tính động vật phù du đƣợc thu bằng lƣới kiểu Juday có kích thƣớc mắt lƣới 40 µm. Tại mỗi điểm thu mẫu, mẫu đƣợc thu bằng cách quăng và kéo lƣới 4-5 lần trong vòng bán kính khoảng 5 m, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5m/s. Mẫu định lƣợng đƣợc thu bằng cách lọc qua lƣới, thể tích 60 lít nƣớc. Mẫu thu đƣợc bảo quản trong lọ nhựa 250 ml và đƣợc cố định ngay bằng Formaldehyde 10%, thể tích Formaldehyde sử dụng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.