tailieunhanh - Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ

Bài viết Tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ: Tập trung phân tích và làm rõ hàm lượng tôn giáo và nội dung cơ bản của nó trong chính sách đối ngoại qua các thời tổng thống Mỹ từ R. Nixon đến B. Obama. Đặc biệt đối với chính quyền Obama, Mỹ coi tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của quốc gia,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2015 34 NGUYỄN ANH CƯỜNG * TÔN GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ Tóm tắt: Từ những tranh cãi trong việc nhận thức vị trí của tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ có phải là luôn ở trung tâm hay không, bài viết tập trung phân tích và làm rõ hàm lượng tôn giáo và nội dung cơ bản của nó trong chính sách đối ngoại qua các thời tổng thống Mỹ từ R. Nixon đến B. Obama. Đặc biệt đối với chính quyền Obama, Mỹ coi tự do tôn giáo là một quyền con người cơ bản ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của quốc gia; tự do tôn giáo - nhân quyền là một lợi ích chiến lược quốc gia và là một ưu tiên trong ngoại giao với các chính phủ trên thế giới. Từ khóa: Chính sách, đối ngoại, Mỹ, tôn giáo. 1. Nhận thức về vai trò tôn giáo trong chính sách đối ngoại Theo Andrew Preston, ảnh hưởng tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ không phụ thuộc vào quan điểm tự do hay quan điểm bảo thủ của đảng Dân chủ hay của đảng Cộng hòa. Tôn giáo trong suốt lịch sử ở nước Mỹ là một giá trị chung, một cái nhìn chung của cả hai đảng và hầu hết người Mỹ, ở vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều thế kỷ. G. Washington bắt đầu truyền thống trong việc thúc đẩy hòa bình và dân chủ thông qua tự do tôn giáo, và thậm chí cả tổng thống không theo tôn giáo như T. Jefferson và J. Madison đều tiếp nối chính sách đó. Trong thời hiện đại, cả Đảng Dân chủ Tự do (FDR) và những người ghét cay ghét đắng sự cứng nhắc của thần học và giáo lý đều ghi nhận tôn giáo có vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ1. Mặc dù quan điểm của A. Preston được đa số người Mỹ ủng hộ, nhưng không phải học giả nào ở Mỹ cũng đồng ý. Theo D. Larison, “Tất cả đều khá mơ hồ, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ là công bằng khi nói “thúc đẩy hòa bình và dân chủ thông qua tự do tôn giáo” không phải là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt lịch sử nước Mỹ. Chính trị gia Mỹ đã sử dụng những lời lẽ tôn giáo qua nhiều thế kỷ, và nó thường là mơ hồ, không có cam kết, và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN