tailieunhanh - Thành phần khu hệ cá khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp.Hồ Chí Minh

Bài báo này là kết quả khảo sát và thẩm định lại các thông tin cơ bản về khu hệ cá, phục vụ cho đánh giá các giá trị đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công tới các hệ sinh thái ven biển” mà nhóm tác giả đã thực hiện trong năm 2014. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN KHU HỆ CÁ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, CHÍ MINH PHAN VĂN MẠCH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam LÊ XUÂN TUẤN Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc hạ lƣu sông Đồng Nai - Sài Gòn, ở phía đông nam Tp. Hồ Chí Minh có vai tr đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu c ng nhƣ bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM). Thành phần loài cá ở Cần Giờ đã đƣợc nhiều tác giả đƣa ra nhƣ Phan Nguyên Hồng & CS (1996), Bùi Lai & Hoàng Đức Đạt (1997), Đỗ Văn Nhƣợng (2000), Tống Xuân Tám & CS (2010). Bài báo này là kết quả khảo sát và thẩm định lại các thông tin cơ bản về khu hệ cá, phục vụ cho đánh giá các giá trị đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công tới các hệ sinh thái ven biển” mà nhóm tác giả đã thực hiện trong năm 2014. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đảm bảo các mẫu thu đƣợc đại diện cho các sinh cảnh, việc thu mẫu đƣợc tiến hành theo các tuyến khảo sát dọc theo các sông, kênh rạch trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Điều tra thu thập mẫu thành phần loài cá trực tiếp từ các tàu, thuyền đánh bắt khác nhau với nhiều loại nghề khai thác khác nhau nhƣ nghề kéo đáy, nghề đăng, lƣới cƣớc, lƣới vây, câu . Ngoài ra, mẫu vật c n đƣợc thu ở các chợ cá và đƣợc kiểm tra về địa điểm đánh bắt để một lần nữa bổ sung mẫu vật. Các mẫu cá đƣợc cố định trong dung dịch formol 10%, chuyển về ph ng thí nghiệm để tiến hành phân tích định loại. Thời gian khảo sát, thu mẫu đƣợc thực hiện vào tháng 6 và tháng 11 năm 2014. Xác định thành phần loài chủ yếu dựa vào các tài liệu phân loại Myers (1991), Shen et al. (1993), FishBase (2000, 2004), Nakabo (2002), Nguyễn Khắc Hƣờng (1991, 1992, 1993), Rainboth, (1996), Mai Đ nh Yên & ctv (1992), Đối chiếu và xác định tên tiếng Việt theo Danh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.