tailieunhanh - Phật giáo trong đời sống người dân làng vân thế kỷ XVII - XIX qua nguồn sử liệu văn bia

Bài viết Phật giáo trong đời sống người dân làng vân thế kỷ XVII - XIX qua nguồn sử liệu văn bia trình bày: Vị trí của Phật giáo trong đời sống người dân làng Vân thể hiện qua văn bia, đồng thời góp phần nghiên cứu một khía cạnh văn hóa làng xã Việt Nam,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2015 78 NGÔ VĂN CƯỜNG * PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LÀNG VÂN THẾ KỶ XVII - XIX QUA NGUỒN SỬ LIỆU VĂN BIA Tóm tắt: Văn bia là một loại hình văn bản đá khá đặc biệt được trình bày công phu, chạm trổ tinh tế, mang giá trị thẩm mỹ cao. Loại hình văn bản này gắn với các nơi thờ cúng, lưu niệm, danh lam cổ tích,. Vì thế, mỗi tấm bia từ hình thức đến nội dung đều được quy ước chặt chẽ, hình thành phong cách, phản ảnh khả năng nhận thức và thẩm mỹ của từng giai đoạn lịch sử xã hội. Văn bia ở làng Vân từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX là một nguồn tư liệu có giá trị nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, trong đó có tôn giáo. Bài viết này trình bày vị trí của Phật giáo trong đời sống người dân làng Vân thể hiện qua văn bia, đồng thời góp phần nghiên cứu một khía cạnh văn hóa làng xã Việt Nam. Từ khóa: Phật giáo, làng Vân, văn bia. 1. Khái quát về nguồn sử liệu văn bia làng Vân Làng Vân (tên chữ là Yên Viên) là một làng cổ truyền thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Từ thời Lê đến cuối thời Nguyễn, làng Vân là lỵ sở của huyện Yên Việt (năm 1820 huyện Yên Việt đổi tên thành huyện Việt Yên). Đây là một làng có nguồn sử liệu văn bia phong phú, có giá trị nghiên cứu nhiều mặt của đời sống làng xã, trong đó có tôn giáo. Năm 2003, cuốn Địa chí Bắc Giang - Di sản Hán Nôm do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xuất bản, công bố xã Yên Viên (làng Vân) có 117 thác bản. Tuy nhiên, một số thác bản được công bố trên do thiếu thực tế khảo sát nên một số bia có 2 mặt, 3 mặt sau khi in dập biến thành 2 thác bản văn bia1. Qua khảo sát thực địa kết hợp với so sánh đối chiếu với thác bản lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi thấy số lượng bia ký ở làng Vân có 107, trong đó chỉ có 91 bia còn hiện vật. Nguồn sử liệu văn bia cho biết làng Vân có 3 ngôi chùa: Diên Phúc, Khánh Độ và Quảng Lâm. Qua phân loại, chùa Diên Phúc có số lượng * Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang. Ngô Văn Cường. Phật giáo trong đời sống. 79 bia nhiều nhất, với 85 bia và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN