tailieunhanh - Xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hiện nay
Bài viết Xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hiện nay trình: 4 dạng thức cụ thể của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo với những đặc tính, biểu hiện của chúng. Nghiên cứu này có thể góp phần tiếp cận các hiện tượng tôn giáo ngày càng phong phú, phức tạp trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt với “hiện tượng tôn giáo mới”,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2015 3 ĐỖ QUANG HƯNG * XU HƯỚNG CÁ THỂ HÓA NIỀM TIN TÔN GIÁO HIỆN NAY Tóm tắt: Trong những thập niên gần đây, không chỉ “tôn giáo” mà ngay cả tính tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo có những biến chuyển phức tạp, khiến các nhà nghiên cứu tôn giáo gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích các “hiện tượng tôn giáo mới” cũng như tôn giáo nói chung. Hiện nay, giới xã hội học tôn giáo Âu - Mỹ đang trao đổi nhiều về “sự chuyển đổi tôn giáo” (Religious Switching), từ việc cải giáo sang các tôn giáo khác, hội nhập vào các kiểu giáo hội, giáo phái mới, thậm chí ‘đào bới’ toàn bộ một tôn giáo nào đó, Bài viết này đi sâu vào một trong các xu hướng như thế. Theo chúng tôi, “xu hướng cá thể hóa tôn giáo” là xu hướng phổ biến và có tính cốt lõi của sự chuyển đổi tôn giáo. Bài viết hướng tới việc cắt nghĩa “những logic chuyển đổi của tính tôn giáo” và những xu hướng của nó. Bằng phương pháp hình loại học (typologie), bài viết đưa ra 4 dạng thức cụ thể của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo với những đặc tính, biểu hiện của chúng. Nghiên cứu này có thể góp phần tiếp cận các hiện tượng tôn giáo ngày càng phong phú, phức tạp trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt với “hiện tượng tôn giáo mới”. Từ khóa: Chuyển đổi tôn giáo, tính tôn giáo, tâm thức tôn giáo, tính hiện đại, thế tục hóa, cá thể hóa niềm tin tôn giáo. 1. Những logic của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, giới xã hội học tôn giáo ngày càng để tâm đến hiện tượng “chuyển đổi tôn giáo” ngày càng lan rộng trong đời sống tôn giáo thế giới. Chuyển đổi tôn giáo ngày nay được hiểu không chỉ là sự biểu hiện của những xu hướng, những hiện tượng tôn giáo quen thuộc như việc cải giáo (convertir), sự chuyển biến của các giáo phái, hệ phái mà còn là sự biến đổi chiều sâu từ trong lòng các thực thể tôn giáo, trước hết là sự chuyển biến của tính tôn giáo, tâm thức tôn giáo, tình cảm tôn giáo vốn là những khái niệm căn bản của “tôn .
đang nạp các trang xem trước