tailieunhanh - Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học của thủy tinh 46S với độ cứng và độ bền nén

Bài viết này tập trung vào hành vi giữa hoạt tính sinh học thủy tinh với độ cứng và cường độ nén. Các kết quả thu được từ thí nghiệm cho thấy độ cứng của kính giảm nhanh khi thủy tinh ngâm trong dung dịch SBF. Sau 30 ngày ngâm, giá trị độ cứng tương tự như xương răng tự nhiên. Ngược lại, cường độ nén của kính tăng lên. | Tạp chí Hóa học, 55(3): 313-317, 2017 DOI: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học của thủy tinh 46S với độ cứng và độ bền nén Bùi Xuân Vương Trường Đại học Sài gòn Đến Tòa soạn 04-11-2016; Chấp nhận đăng 26-6-2017 Abstract A bioactive glass with composition 46SiO2 - 24CaO - 24Na2O - 6P2O5 (wt%) (noted 46S) was elaborated by the melting method. ‘‘In vitro’’ bioactivity of this glass was evaluated by soaking of glass samples in a simulated body fluid (SBF). XRD and SEM analyses showed the bioactivity of this glass by the formation of a bioactive hydroxyapatite (HA) layer on its surface [4, 5]. This paper focuses on the behavior between the glass bioactivity with hardness and compressive strength. Obtained results from experiment show that the hardness of glass fell quickly when the glass was soaked in SBF solution. After 30 days of immersion, the hardness value is similar to natural tooth bone. In contrast, the compressive strength of glass increased. s Keywords. Bioactive glass, bioactivity, hydroxyapatite, ‘‘in vitro’’, hardness, compressive strength. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật liệu y sinh là loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, sử dụng để thay thế hoặc thực hiện một chức năng sống của cơ thể con ngƣời [1]. Ngày nay các vật liệu y sinh đã trở nên thân thuộc trong đời sống của con ngƣời nhƣ: da nhân tạo, van tim nhân tạo, các loại chỉ khâu trong y học, răng giả, chân tay giả, mạch máu nhân tạo, các vật liệu trám răng, các vật liệu xƣơng nhân tạo dùng trong phẫu thuật chỉnh hình. Trong các vật liệu y sinh dùng để cấy ghép xƣơng, thủy tinh hoạt tính sinh học đƣợc khám phá đầu tiên bởi nhà khoa học L. L. Hench năm 1969 [2]. Thành phần chính của các thủy tinh này gồm các oxit CaO, SiO2, P2O5, Na2O liên kết không trật tự với nhau tạo thành mạng cấu trúc vô định hình của vật liệu. Hoạt tính sinh học của vật liệu thủy tinh là khả năng hình thành một lớp khoáng hydroxyapatit (HA) trên bề mặt khi vật liệu đƣợc ngâm trong dung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN