tailieunhanh - Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực quy hoạch bảo tồn vùng nước nội địa Sông Mã, tỉnh Thanh Hóa

Nội dung bài viết trình bày hiện trạng đa dạng sinh học khu vực quy hoạch bảo tồn vùng nước nội địa Sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC QUY HOẠCH BẢO TỒN VÙNG NƢỚC NỘI ĐỊA SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN QUỐC HUY, NGÔ XUÂN NAM, LÊ VĂN TUẤT, MAI TRỌNG HOÀNG, NGUYỄN NGUYÊN HẰNG, NGUYỄN THỊ HẢI Viện Sinh thái và ảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam NGUYỄN VĂN VỊNH, NGUYỄN XUÂN HUẤN, NGUYỄN ANH ĐỨC Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sông Mã nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao nhƣ cá chiên, cá lăng, cá hỏa, cá úc. Tuy nhiên, sự cân bằng hệ sinh thái thủy vực Sông Mã có nguy cơ bị phá huỷ do các hoạt động của con ngƣời và ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan dẫn đến việc mất nơi cƣ trú, sinh sản, sinh sống của nhiều loài thủy sản, đặc biệt là các loài quý hiếm. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, trong khuôn khổ dự án “Quy hoạch khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa Sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025” chúng tôi tiến hành điều tra hiện trạng đa dạng sinh học thuỷ sinh vật (thực vật nổi, thực vật bậc cao có mạch, động vật nổi, động vật đáy (giáp xác, nhuyễn thể), cá) ở khu vực quy hoạch Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa Sông Mã, tỉnh Thanh Hóa nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giá trị về đa dạng sinh học và các chức năng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trƣờng. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu đƣợc tiến hành trong giai đoạn từ năm 2013-2014 gồm 3 đợt thu mẫu, mỗi đợt khoảng 25 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mƣa và mùa khô. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 18 điểm thu mẫu thuộc Sông Mã trên địa phận tỉnh Thanh Hóa (Hình 1). 1. Phƣơng ph p nghiên ứu thực vật nổi Mẫu đƣợc thu bằng lƣới phù du thực vật số 64. Phân tích vật mẫu bằng các thiết bị nhƣ: kính lúp, kính hiển vi, lam, la men. Hình 1: Sơ đồ vị trí thu mẫu Xác định tên khoa học các loài thực vật nổi theo các tài liệu định loại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.