tailieunhanh - Góp phần nghiên cứu cấu trúc hiện tại của các quần xã thực vật rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Bài viết nghiên cứu các trạng thái thảm thực vật tại VQG Xuân Thủy nhằm góp phần nghiên cứu diễn thế sinh thái và đưa ra được các chỉ thị đa dạng sinh học về thực vật của vùng, phục vụ cho công tác giám sát đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu hiện nay. | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 330-335 Cấu trúc DOI: của các quần xã rừng ngập mặn GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC HIỆN TẠI CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH Phan Thị Thanh Hương1*, Trần Huy Thái2, Nguyễn Thế Cường2, Trần Thị Phương Anh3, Nguyễn Hoài Nam1 1 Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *tlhuong166@ 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Bài báo này đưa ra kết quả nghiên cứu cấu trúc của các kiểu quần xã rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định. Lần đầu tiên, 6 kiểu quần xã rừng ngập mặn tại đây được phân tích cấu trúc, tính mật độ các loài cây gỗ, hiện trạng và khả năng tái sinh của chúng bằng việc thiết lập các ô tiêu chuẩn và các ô định vị; sinh khối của các loài cây gỗ trong các quần xã rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy được thử nghiệm dựa vào số liệu đo đường kính ngang ngực. Kết quả cho thấy, quần xã ưu thế các loài sú, bần chua và trang có mức sinh khối trung bình cao nhất (khoảng 216,6821 tấn/ha) và thấp nhất là quần xã sú, trang, đước và bần chua (khoảng 56,5631 tấn/ha). Từ khóa: Quần xã thực vật, rừng ngập mặn, sinh khối, thảm thực vật, Xuân Thủy. MỞ ĐẦU Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Diện tích toàn bộ vườn khoảng ha, bao gồm: ha diện tích đất nổi có rừng và khoảng ha đất rừng ngập mặn (RNM). Khu vực vùng lõi của vườn có diện tích khoảng ha đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh. Vùng phục hồi sinh thái có diện tích khoảng ha [2, 3]. Sự biến động rất lớn gần đây về đường bờ VQG Xuân Thuỷ là yếu tố quyết định chiều hướng diễn thế sinh thái vùng, tốc độ bồi tụ quyết định tốc độ diễn thế sinh thái. Các đặc trưng chính của diễn thế sinh thái ở đây là sự thay đổi cấu trúc thành phần loài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN