tailieunhanh - Giải bài tập Luyện tập diện tích hình tròn, hình quạt SGK Toán 9 tập 2

Tài liệu giải bài tập luyện tập diện tích hình tròn, hình quạt SGK Toán 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 99,100 là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp những kiến thức cơ bản của bài học và giải các bài tập diện tích hình tròn, hình quạt trong SGK một cách chi tiết, chính xác. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học tốt môn Toán lớp 9. | Dưới đây là đoạn trích Giải bài tập Luyện tập diện tích hình tròn, hình quạt SGK Toán 9 tập 2, mời các em học sinh cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Diện tích hình tròn, hình quạt SGK Toán 9 tập 2 Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài 83,84 trang 99; Bài 85,86,87 trang 100 SGK Toán 9 tập 2: Luyện tập Diện tích hình tròn, hình quạt – Chương 3 hình 9. Bài 83 Luyện tập diện tích hình tròn, hình quạt trang 99 SGK Toán 9 tập 2 – Hình học a) Vẽ hình 62 (tạo bởi các cung tròn) với HI = 10cm và HO = 2cm. Nêu cách vẽ. b) Tính diện tích hình HOABINH (miền gạch sọc) c) Chứng tỏ rằng hình tròn đường kính NA có cùng diện tích với hình HOABINH đó. Đáp án và hướng dẫn giải bài 83: a) Vẽ nửa đường tròn đường kính HI = 10 cm, tâm M Trên đường kính HI lấy điểm O và điểm B sao cho HO = BI = 2cm. Vẽ hai nửa đường tròn đường kính HO, BI nằm cùng phía với đường tròn (M) vẽ nửa đường tròn đường kính OB nằm khác phía đối với đường tròn (M). Đường thẳng vuông góc với HI tại M cắt (M) tại N và cắt đường tròn đường kính OB tại A. b) Diện tích hình HOABINH là: ½.π 52 +½ .;– ;= 25/2π + 9/2π – π = 16π (cm2) (1) c) Diện tích hình tròn đường kính NA bằng: π. 42 = 16π (cm2) (2) So sánh (1) và (2) ta thấy hình tròn okính NA có cùng diện tích với hình HOABINH Bài 84 Luyện tập diện tích hình tròn, hình quạt trang 99 SGK Toán 9 tập 2 – Hình học a) Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn xuất phát từ đỉnh C của tam giác đều ABC cạnh 1 cm. Nêu cách vẽ (). b) Tính diện tích miền gạch sọc. Đáp án và Hướng dẫn giải bài 84: a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh 1cm Vẽ 1/3 đường tròn tâm A, bán kính 1cm, ta được cung CD Vẽ 1/3 đường tròn tâm B, bán kính 2cm, ta được cung DE Vẽ 1/3 đường tròn tâm C, bán kính 3cm, ta được cung EF b) Diện tích hình quạt CAD = 1/3. Diện tích hình quạt DBE = 1/3 Diện tích hình quạt ECF = 1/3 Diện tích phần gạch sọc = 1/3 1/3 + 1/3 = 1/3 π (12 + 22 + 32) = 14/3π ≈14,65 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.