tailieunhanh - Cấu trúc quần xã tuyến trùng tự do ở sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre

Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường của dòng sông này là rất cần thiết, đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ đối với Bến Tre mà còn cho cả đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của nghiên cứu này là bước đầu tìm hiểu cấu trúc thành phần, mật độ phân bố và tính đa dạng quần xã tuyến trùng sống tự do từ cửa sông vào trong nội đồng sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CẤU TRÚC QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG TỰ DO Ở SÔNG BA LAI, TỈNH BẾN TRE TRẦN THÀNH THÁI Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh NGÔ XUÂN QUẢNG, NGUYỄN THỊ MỸ YẾN Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sông Ba Lai là một sông lớn ở Bến Tre và là một nhánh của sông Mê Kông chảy qua đồng bằng sông Cửu Long rồi đổ ra biển. Con sông đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa không chỉ riêng của tỉnh mà với cả đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, từ khi có đập thủy lợi Ba Lai, quy luật dòng chảy bị thay đổi, vùng cửa sông Ba Lai bị phù sa bồi đắp và dòng chảy sông Ba Lai có nguy cơ bị nghẽn ở đầu ra cửa biển. Cùng với việc nước thải từ các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt làm cho môi trường nước mặt sông Ba Lai ngày càng ô nhiễm và sẽ là nguy cơ làm biến đổi môi trường, suy giảm hệ sinh thái. Mặc dầu vậy, hiện trạng môi trường sông Ba Lai chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường của dòng sông này là rất cần thiết, đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ đối với Bến Tre mà còn cho cả đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của nghiên cứu này là bước đầu tìm hiểu cấu trúc thành phần, mật độ phân bố và tính đa dạng quần xã tuyến trùng sống tự do từ cửa sông vào trong nội đồng sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm khảo sát và phương pháp thu mẫu Mẫu tuyến trùng được thu thập trong tháng 12 năm 2014 tại 5 trạm trên sông Ba Lai. Các trạm thu mẫu được thiết lập và ký hiệu BL1, BL2, BL3, BL4 và BL5 theo trình tự từ cửa biển vào đất liền (Bảng 1, Hình 1). Mẫu trầm tích được thu bằng ống core nhựa trắng có đường kính 3,5 cm. Ống core được cắm sâu xuống nền đáy sâu và thu toàn bộ mẫu trầm tích từ bề mặt xuống 10 cm. Chuyển mẫu trầm tích vào lọ nhựa có thể tích 250 ml và cố định bằng formaline 7%, ở nhiệt độ 60oC. Mỗi vị trí 3 mẫu tuyến

TỪ KHÓA LIÊN QUAN