tailieunhanh - Hiện trạng các loài khuyết thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Trong phạm vi bài báo này, đưa ra thông tin về đa dạng thành phần loài và hiện trạng của chúng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI KHUYẾT THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỖ THỊ XUYẾN, NGUYỄN ANH ĐỨC, ĐẶNG MINH TÚ Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội HÀ VĂN HOAN Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Quảng Trị Hiện nay, nghiên cứu về hiện trạng các loài thực vật nhằm tìm ra cách thức để sử dụng, bảo tồn và phát triển chúng đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Nhóm Khuyết thực vật hay còn gọi là thực vật bậc cao sinh sản bằng bào tử, là nhóm thực vật nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất khi môi trường sống thay đổi. Bên cạnh đó, các loài thuộc nhóm này hầu hết là các loài thực vật có đời sống gắn liền với môi trường ẩm ướt, thường sống trong các khu rừng nguyên sinh hay sống trong môi trường nước. Đặc biệt trong chu trình sống có một thời gian bắt buộc phải gắn với môi trường nước (sự nảy mầm và kết hợp giữa các nguyên tản của khuyết thực vật). Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra thông tin về đa dạng thành phần loài và hiện trạng của chúng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài Khuyết thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Theo đó có 3 ngành thực vật bậc cao có mạch được điều tra là Ngành Thông đất (Lycopodiophyta); Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta); Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, điều tra theo ô tiêu chuẩn nhằm thu thập mẫu thực vật và hiện trạng loài; phương pháp hình thái so sánh trong giám định mẫu thực vật, ước tính số lượng (theo N. N. Thìn, 2007) [10]; Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng các loài Khuyết thực vật. Việc xây dựng danh lục theo hệ thống của Phan Kế Lộc (2001) [6]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng thành phần loài Khuyết thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Qua quá trình điều .
đang nạp các trang xem trước