tailieunhanh - Ghi nhận mới về phân bố ếch cây sần Bắc Bộ theloderma corticale (boulenger, 1903) ở Nghệ An và Hà Tĩnh

Trong bài báo này trình bày việc dẫn ra dữ liệu về phân bố, đặc điểm sinh học sinh thái của loài này lần đầu tiên phát hiện ở Nghệ An và Hà Tĩnh, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GHI NHẬN MỚI VỀ PHÂN BỐ ẾCH CÂY SẦN BẮC BỘ Theloderma corticale (Boulenger, 1903) Ở NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH ĐẬU QUANG VINH Trường THPT Quỳ Hợp 3, Quỳ Hợp, Nghệ An ÔNG VĨNH AN, THÁI CẢNH TOÀN Trường Đại học Vinh NGUYỄN KIM TIẾN Trường Đại học Hồng Đức Loài Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale đặc hữu, hiếm gặp, có màu sắc đẹp và là đối tượng buôn bán để làm cảnh; phân bố ở Hà giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La (Nguyen et al, 2009), Yên Tử (Trần Thanh Tùng 2009), Tuyên Quang (Hoàng Văn Ngọc 2011), Quảng Bình (theo Luu et al, 2013) của Việt Nam. Trong bài báo này chúng tôi dẫn ra dữ liệu về phân bố, đặc điểm sinh học sinh thái của loài này lần đầu tiên phát hiện ở Nghệ An và Hà Tĩnh, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn. I. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu: DQV03007(N: 18027’915”, E: 105043’563”, 277m, 20h23’, ngày 21/06/2012) do Đậu Quang Vinh, Thái Cảnh Toàn và Nguyễn Việt Hùng ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh; OVAPH163(N: 19020’468’’, E: 105001’387’’, 645 m, tháng 7/2013) do Đậu Quang Vinh, Ông Vĩnh An, Hoàng Quốc Dũng, Trần Thị Thiện, Nguyễn Thị Hằng, Vi Văn Thiện thu thập vào tháng 7/2013 ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, thuộc xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong các đợt khảo sát, mẫu được thu thập bằng tay, vào buổi tối từ 18h00’ đến 24h00’, trùng với thời gian hoạt động chủ yếu của lưỡng cư. Ban ngày chúng tôi tiến hành chụp ảnh để ghi lại màu sắc tự nhiên và xử lí mẫu. Mẫu thu được ghi nhật kí, chụp ảnh, cố định bằng formalin 10% trong 24h hoặc 1 tuần sau đó chuyển sang bảo quản ở cồn 70o. Tên khoa học, tên phổ thông theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009). Các chỉ tiêu hình thái được đo với độ chính xác đến 0,01 mm bao gồm: Dài thân (SVL): từ mút mõm đến huyệt; Dài đầu (HL): từ mút mõm đến xương góc hàm; Rộng đầu (HW): bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm; Khoảng cách mõm mắt (ESL): khoảng cách từ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.