tailieunhanh - Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của mối (isoptera) ở khu bảo tồn thiên nhiên Đa Krông, Quảng Trị

Nghiên cứu đa dạng mối nhằm xác định vai trò của chúng ở các Vườn Quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở là một vấn đề có tính cấp bách, thiết thực góp phần cho chiến lược sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng (đất, cây và thảm thực vật). Đối với KBTTN Đa Krông, tỉnh Quảng Trị có vị trí và vai trò rất quan trọng về đa dạng sinh học, có khu hệ động thực vật rất phong phú. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA MỐI (ISOPTERA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐA KRÔNG, QUẢNG TRỊ LÊ TRỌNG SƠN, VÕ THỊ NGỌC NHUNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Mối (Bộ Cánh đều: Isoptera) là nhóm côn trùng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với tự nhiên và con người. Mối là nhóm côn trùng đa hình thái, có đời sống xã hội với nhiều tập tính sinh hoạt phức tạp. Vì vậy, mối là đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt lý luận đối với một số vấn đề nghiên cứu cơ bản của sinh học động vật. Đặc biệt, mối đóng vai trò trong quá trình phân hủy thảm mục vùng đồi, rừng và cải tạo đất. Mặt khác nhiều loài mối lại gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế như phá hủy các công trình kiến trúc, đê đập, cây trồng [2]. Nghiên cứu đa dạng mối nhằm xác định vai trò của chúng ở các Vườn Quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở là một vấn đề có tính cấp bách, thiết thực góp phần cho chiến lược sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng (đất, cây và thảm thực vật). Đối với KBTTN Đa Krông, tỉnh Quảng Trị có vị trí và vai trò rất quan trọng về đa dạng sinh học, có khu hệ động thực vật rất phong phú [9]. Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu về thành phần loài các nhóm động vật không xương sống nói chung và mối nói riêng tại Khu BTTN Đa Krông chỉ có các tác giả Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị My (2005) công bố về kết quả điều tra về thành phần loài mối [6]. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu mẫu Thu mẫu mối ngoài thực địa theo phương pháp thường quy [2]. Vạch tuyến thu mẫu và lựa chọn điểm thu mẫu phù hợp với sinh cảnh và độ cao. Các tuyến thu mẫu gồm tuyến 1 (xã Đa Krông); tuyến 2 (xã Ba Nang); tuyến 3 (xã Tà Long); tuyến 4 (xã Húc Nghi); tuyến 5 (xã Triệu Nguyên); tuyến 6 (xã Ba Lòng). 2. Phương pháp xử lý, phân tích mẫu - Định hình và bảo quản bằng cồn 70º. - Phân tích mẫu theo phương pháp của Ahmad (1965) [1], Roonwal (1969) [7] và Thapa (1981) [10]. 3. Phương pháp định loại Định loại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN