tailieunhanh - Nâng cao hiệu quả loại bỏ chì trong nước thải ô nhiễm chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn khử sulfate nội tại thu được từ nước thải ô nhiễm

Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO4 2- lên khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF nghiên cứu để lựa chọn tỷ lệ COD/SO4 2- phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì ở Đông Mai, Hưng Yên. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78 NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI BỎ CHÌ TRONG NƯỚC THẢI Ô NHIỄM CHÌ CỦA HỖN HỢP CHỦNG VI KHUẨN KHỬ SULFATE NỘI TẠI THU ĐƯỢC TỪ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM Kiều Thị Quỳnh Hoa*, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Yến, Vương Thị Nga Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *ktquynhhoa@ TÓM TẮT: Xử lý nước thải nhiễm chì (Pb) thông qua phản ứng kết tủa giữa ion chì hòa tan độc hại và ion sulfide tạo ra bởi vi khuẩn khử sulfate (KSF) đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới bởi hiệu quả xử lý cao, kinh tế và an toàn với môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố như pH, nguồn carbon, tỷ lệ COD/SO42- là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- tới khả năng tạo sulfide và loại chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF DM10 (consortium of SRB-DM10) thu được từ nước thải làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, trong số các hỗn hợp chủng nghiên cứu, hỗn hợp chủng DM10 có khả năng chống chịu chì cao (100 mg/l). Khả năng sinh trưởng của hỗn hợp chủng DM10 tốt nhất khi tỷ lệ COD/SO42- là 3 với 92% lượng sulfate ban đầu được chuyển hóa tạo thành 456 mg sulfide/l sau 6 ngày thí nghiệm. Trong môi trường bổ sung 50-100 mg chì/l và tỷ lệ COD/SO42- là 2 và 3, hiệu quả loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 đạt tới 99-100%. Do đó, tỷ lệ COD/SO42- là 2 phù hợp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì. Từ khóa: kết tủa chì, khử sulfate, nước thải ô nhiễm chì, tạo sulfide, vi khuẩn KSF. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam hiện có hàng trăm làng nghề sản xuất và tái chế kim loại như đúc đồng, tái chế chì, mạ, gia công cán thép. Tuy nhiên, do phần lớn các làng nghề đều sản xuất thủ công chưa tập trung, chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường. Làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.