tailieunhanh - Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân trong nước đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đồng thời xem xét ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ NGƯỠNG ĐẦU TƯ CÔNG HỢP LÝ TÁC ĐỘNG THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Phạm Văn Thanh1 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân trong nước đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đồng thời xem xét ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Với mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) của 63 tỉnh thành Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2017, sử dụng kỹ thuật hồi quy FMOLS (Fully Modified Ordinary Least Squares), kết quả cho thấy: Trong dài hạn, đầu tư công tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó đầu tư tư nhân trong nước tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó trong ngắn hạn, đầu tư tư nhân trong nước có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế nhưng FDI thì ngược lại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mức đầu tư công trên GDP từ 15% đến 20% thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và từ 50% đến 55% sẽ thúc đẩy FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân 1. Giới thiệu chung Mức độ tác động của vốn đầu tư Xây dựng mô hình đánh giá tác đến tăng trưởng kinh tế đã được rất động của vốn đầu tư đến tăng trưởng nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu kinh tế là một trong những hoạt động với nhiều không gian, thời gian và phổ biến của các nhà kinh tế học vĩ mô nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhằm củng cố lý thuyết đầu tư và lý nhau. Cụ thể, có tác giả sử dụng phương thuyết tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, pháp hạch toán tăng trưởng theo từng các nhà quản lý kinh tế, các nhà đầu tư yếu tố như: Võ Thành Danh và Đặng cũng rất quan tâm đến mức độ tác động Hoàng Thống (2011), Hongchun Zhao của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế, (2012), Nguyễn Quang Hiệp (2013). đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư tư Còn với phương pháp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN